Người xưa ăn mỡ lợn nhiều hơn thời bây giờ nhưng họ lại ít mắc các bệnh tim mạch và ung thư, điều này hoàn toàn có lý do.
Mỡ lợn từng được tạp chí của Anh bình chọn là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất thế giới, xếp vị trí thứ 8. Người xưa thậm chí còn đánh giá mỡ lợn tốt như thuốc nhưng ngày nay lại chẳng mấy ai dùng mỡ lợn nữa vì những nỗi lo sức khỏe.
Người xưa nói "một thìa mỡ lợn bằng năm viên thuốc", vì sao ngày càng ít người ăn mỡ lợn?
Người xưa có câu nói “một thìa mỡ bằng năm viên thuốc”, điều này đúng nhưng ở tùy thời điểm. Trong thời kỳ còn nghèo đói, nhiều người bị suy dinh dưỡng, cơ thể quá ít chất béo, mỡ lợn có thể giúp bổ sung năng lượng và dinh dưỡng nên công dụng của mỡ lợn đã bị phóng đại.
Hơn nữa, dù ăn mỡ lợn nhưng người xưa lao động chân tay nhiều và tiêu thụ lượng calo khổng lồ nên đương nhiên ít có nguy cơ béo phì hay mắc bệnh tim mạch. Do đó, ăn mỡ lợn theo quan điểm của người xưa là tốt.
Tuy nhiên những năm gần đây, thái độ về việc sử dụng mỡ lợn có nhiều thay đổi, có không ít người cho rằng mỡ lợn không tốt, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Điều này chủ yếu liên quan đến hai nguyên nhân:
Thứ nhất, nó dễ gây tăng lipid máu. Chất béo trong mỡ lợn quá cao, ăn lâu dài dễ gây tăng lipid máu, từ đó có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau, chẳng hạn như xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành.
Thứ hai, ngày nay nhu cầu chất béo của con người ngày càng cao, trong khi đó chất béo trong dầu thực vật không cao lắm, chỉ cần ăn đúng cách thì cơ thể con người sẽ khỏe mạnh hơn.
Dù nói như vậy nhưng không có nghĩa mọi người phải tránh xa mỡ lợn hoàn toàn. Giá trị dinh dưỡng lớn nhất của mỡ lợn chính là chất béo. Khi được ăn, mỡ lợn có thể cung cấp cho cơ thể chất béo và các vitamin tan trong chất béo, bao gồm vitamin A, vitamin E, và tất nhiên có cả cholesterol và một số nguyên tố vi lượng.
Dù mỡ lợn có hàm lượng chất béo cao nhưng trên thực tế, việc bổ sung chất béo hợp lý cũng quan trọng không kém đối với cơ thể con người. Quá trình tổng hợp prostaglandin, cholesterol và một số hormone sinh dục trong cơ thể con người cũng cần có sự tham gia của chất béo nên mỡ lợn có thể ăn được.
Mỡ lợn ngày xưa là "thuốc" nhưng ngày nay cần cân nhắc khi ăn để tránh tiêu thụ quá nhiều calo. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, đời sống người dân hiện nay đã được cải thiện nên họ không cần phải bổ sung nhiều mỡ lợn mà chỉ nên ăn vừa phải. Hơn nữa, công việc của hầu hết mọi người chủ yếu là công việc trí óc, lượng calo tiêu thụ giảm đi, nhưng tổng lượng hấp thụ vẫn tiếp tục tăng nên nếu ăn quá nhiều mỡ lợn thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng tăng lên một cách tự nhiên.
Mỡ lợn là “sát thủ" tim mạch, ăn quá nhiều có gây ung thư?
Không biết từ khi nào người ta bắt đầu coi mỡ lợn là “kẻ giết tim mạch”, thậm chí có thể gây ung thư ở những trường hợp nặng, nhưng mỡ lợn có thực sự nguy hiểm đến vậy?
Mỡ lợn có hàm lượng chất béo và calo cao, tuy sau khi tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến mức chất béo trung tính và cholesterol, đồng thời có tác động nhất định đến sức khỏe tim mạch nhưng nó không phải là “sát thủ”.
Bạn phải biết rằng thuốc lá, rượu bia và chế độ ăn nhiều muối, nhiều đường trong cuộc sống mới là những yếu tố có hại nhất cho tim mạch. Hơn nữa các axit béo không bão hòa trong mỡ lợn còn có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch ở một mức độ nhất định. Do đó, nếu tiêu thụ mỡ lợn ở mức vừa phải không chỉ không gây hại mà còn có lợi cho tim.
Tiêu thụ mỡ lợn vừa phải còn tốt cho mạch máu. (Ảnh minh họa)
Về khả năng gây ung thư của mỡ lợn thực ra có liên quan đến cách nấu nướng. Nhiều người thích mua thịt lợn ở chợ về nấu mỡ lợn, nhưng họ không thể kiểm soát được nhiệt độ, khi nấu ở nhiệt độ cao rất dễ sinh ra các chất gây ung thư như benzopyrene.
Nhìn chung, mỡ lợn không hoàn toàn xấu, nó cũng tốt cho cơ thể con người, nhưng bạn phải chú ý đến lượng ăn vào, nếu không sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bạn có thể sử dụng luân phiên dầu ăn và mỡ lợn mỗi ngày sẽ khỏe mạnh hơn.
So với mỡ lợn, 3 loại dầu này thực chất “nguy hiểm” hơn
1. Dầu tự ép
Các gia đình truyền thống thích tự ép dầu vì cho rằng dầu như vậy thơm hơn và an toàn hơn. Nhưng trên thực tế, máy ép dầu của những xưởng nhỏ đó không được kiểm tra chất lượng thường xuyên, có thể bị ô nhiễm nhiều theo năm tháng, nếu không khử trùng kỹ lưỡng sẽ dễ sinh ra aflatoxin, chất này khi tích tụ ngày càng nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh gan hoặc ung thư gan.
Hơn nữa, dầu tự ép thường có quy trình đơn giản, không thể lọc được các chất độc hại từ nguyên liệu thô, đây cũng là một mối nguy hiểm tiềm ẩn lớn.
2. Dầu đã mở lâu
Dầu ăn không thích hợp để bảo quản lâu dài, dầu ăn đã mở nắp sẽ bị oxy hóa trong không khí và bị hư hỏng. Khuyến cáo rằng sau khi mở dầu, tốt nhất nên tiêu thụ trong vòng 3 tháng và đậy kín mỗi lần sử dụng để tránh dầu ăn bị hư hỏng.
3. Dầu chiên lại nhiều lần
Nhiều người cao tuổi đã quen với việc tiết kiệm tiền và không muốn vứt dầu sau khi chiên xong. Do đó, họ sẽ tiếp tục sử dụng lại dầu đã qua sử dụng để nấu ăn. Tuy nhiên họ không biết rằng trong dầu chiên lại có thể dễ dàng sinh ra các chất gây ung thư, chẳng hạn như chất béo chuyển hóa, benzopyrene, acrylamide, amin dị vòng,... nếu dùng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.