Nguyên nhân và triệu chứng xơ gan cổ trướng

Ngày 14/11/2019 16:22 PM (GMT+7)

Xơ gan cổ trướng là gì? Cùng tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

 Tìm hiểu về xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng là gì? Đó là sự tích tụ chất lỏng trong khoang bụng, thường xuất hiện ở những người mắc bệnh xơ gan. Tình trạng này thường xuất hiện khi người bệnh bắt đầu đến giai đoạn suy gan. Nhìn chung, sự phát triển của cổ trướng đồng nghĩa với việc bệnh gan tiến triển xấu, nên bệnh nhân cần được xem xét để ghép gan.

Nguyên nhân của xơ gan cổ trướng

Xơ gan là nguyên nhân phổ biến nhất của cổ trướng, nhưng các tình trạng sức khoẻ khác như suy tim, suy thận, nhiễm trùng hoặc ung thư cũng có thể gây ra cổ trướng.

Cổ trường hình thành do áp lực tăng cao trong các tĩnh mạch chạy qua gan, đồng thời xuất hiện khi chức năng gan suy giảm do xơ gan.

Những nguyên nhân khiến bệnh xơ gan cổ trướng tăng cao bao gồm:

- Uống nhiều rượu bia

- Tiếp xúc với hóa chất độc hại

- Mắc bệnh tiểu đường

- Béo phì

- Mỡ trong máu cao

Triệu chứng của xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng có những biểu hiện ban đầu bao gồm:

- Mệt mỏi, yếu ớt, kiệt sức

- Chán ăn, không ăn

- Buồn nôn, nôn

- Giảm cân nhanh chóng không có nguyên do

- Phình gan

- Lòng bàn tay đổi màu đỏ

Khi tình trạng bệnh đến giai đoạn cuối, những triệu chứng sau đây có thể xuất hiện thêm:

- Da và mắt chuyển màu vàng

- Nước tiểu sẫm màu

- Tóc rụng

- Mạch máu hình mạng nhện xuất hiện dưới da và quanh rốn

- Ở nam giới, ngực nở to bất thường

- Dễ bầm, thâm cơ thể hoặc chảy máu

- Tiêu chảy hoặc trĩ

- Dễ hoa mắt, choáng váng và hôn mê

- Bụng và chân phù nề, phình to do tích tụ chất lỏng

- Lá lách phình to

Nguyên nhân và triệu chứng xơ gan cổ trướng - 1

Xơ gan phát triển thành xơ gan cổ trướng là một dấu hiệu nguy hiểm.

Chẩn đoán bệnh xơ gan cổ trướng

- Lượng chất lỏng có trong bụng

- Siêu âm, chụp CT

- Sinh thiết chất lỏng để xác định nguyên nhân gây nên sự tích tụ

Tùy thuộc vào lượng chất lỏng có trong bụng, cổ trướng có thể được bác sĩ chẩn đoán khi khám thực thể nhưng thường được xác nhận bằng các xét nghiệm như siêu âm hoặc CT scan bụng. Trong phần lớn bệnh nhân, bác sĩ sẽ khuyên dùng một cây kim nhỏ luồn qua thành bụng (sau khi gây tê cục bộ) để loại bỏ chất lỏng cần kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Thử nghiệm này được gọi là một parialesis. Chất lỏng được loại bỏ sẽ được kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc ung thư và để xác định nguyên nhân cho sự tích tụ chất lỏng.

Điều trị xơ gan cổ trướng

Tỉ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân mắc xơ gan cổ trướng chỉ chiếm 30 - 40%. Lúc này, bệnh nhân cần tính đến chuyện ghép gan ngay khi có thể.

- Giảm nghiêm ngặt lượng muối: Lượng muối được giới hạn ở mức 4-5 gram mỗi ngày (2.000 mg natri) hoặc ít hơn. Vì khó có thể xác định hàm lượng muối trong các loại thực phẩm khác nhau, nên thông thường, bệnh nhân bị cổ trướng nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về các loại thực phẩm cần tránh.

- Sử dụng thuốc nước (thuốc lợi tiểu): Thuốc nước thường được sử dụng là spironolactone (Aldactone) và / hoặc furosemide (Lasix). Liều lượng của chúng cần được điều chỉnh phù hợp. Những loại thuốc này có thể gây ra vấn đề với chất điện giải trong máu (nồng độ natri và kali), do đó có thể cần theo dõi chặt chẽ bằng xét nghiệm máu. Điều quan trọng cần lưu ý rằng, uống thuốc nước không thay thế cho việc giảm lượng muối, vì thuốc nước sẽ chỉ hoạt động khi uống cùng với lượng muối hạn chế.

- Kiểm tra trọng lượng cơ thể: Xem xét cân nặng hàng ngày theo thang đo có sẵn và liên hệ với bác sĩ bất cứ khi nào có mức tăng hơn 10 pounds (hoặc hơn 2 pound mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp) là một chiến lược tốt để quản lý sức khoẻ của bệnh nhân xơ gan cổ trướng.

- Đặt một thiết bị y tế (shunt) trong gan: Một phương pháp khác là nhờ bác sĩ X quang đặt shunt trong gan (gọi là TIPS) để ngăn ngừa tích tụ chất lỏng đáng kể từ cổ trướng, thường dành cho những bệnh nhân khó điều trị cổ trướng.

- Ghép gan: Như đã đề cập trước đó, bệnh nhân bị cổ trướng bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khoẻ và thường được yêu cầu ghép gan. Hơn một nửa số bệnh nhân này có thể không sống sót được 2-3 năm nếu không ghép gan.

Phòng ngừa xơ gan cổ trướng

- Không sử dụng thuốc và các hóa chất độc hại.

- Hạn chế sử dụng thức ăn có chứa nhiều đạm, dầu mỡ khi có dấu hiệu phù nề.

- Nên ăn nhạt.

- Hạn chế uống rượu bia hoặc bỏ rượu bia.

- Thực hiện tốt biện pháp vệ sinh phòng chống lây nhiễm virut viêm gan B, C, D

- Tiêm phòng virut viêm gan B, C, D

- Ăn uống đủ chất

- Phòng chống nhiễm sán lá gan.

- Điều trị tốt các bệnh đường mật.

- Duy trì đều đặn kiểm tra gan định kỳ 6-12 tháng/lần.

Hàng triệu người Việt nghiện món gây xơ gan, chảy máu dạ dày
Thống kê trung bình mỗi năm tại khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân nội trú bị xơ gan, viêm tụy do rượu.
Hoàng Lan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh xơ gan