Trong một bài phỏng vấn vào tháng 3/2022, nhạc sĩ Lý Khôn Thành từng tiết lộ kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ bình thường, bác sĩ còn khen sức khỏe của ông tốt hơn nhiều người trẻ.
Chuyện tình cặp đôi ông cháu của nhạc sĩ Lý Khôn Thành (67 tuổi) với tình trẻ kém 40 tuổi, Lâm Tĩnh Ân từng gây xôn xao dư luận vào năm 2013. Bất chấp những lời di nghị của dư luận, cặp đôi vẫn ở bên nhau tới 10 năm. Tuy nhiên, ngày 9/4, Lâm Tĩnh Ân đã bất ngờ thông báo nhạc sĩ Lý Khôn Thành đã qua đời vì căn bệnh ung thư đại trực tràng khiến nhiều người bất ngờ.
Theo chia sẻ của Lâm Tĩnh Ân, vị nhạc sĩ già đã nhập viện điều trị cách đây 7 tháng. Lý Khôn Thành bị ung thư trực tràng di căn tới xương và gan, cuối cùng sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, ông đã không qua khỏi.
Cặp đôi ông cháu giữa nhạc sĩ Lý Khôn Thành và người tình kém 39 tuổi Lâm Tĩnh Ân từng gây xôn xao dư luận năm 2013.
Được biết vào tháng 3/2022, vị sĩ nhạc U70 từng khoe sức khỏe của bản thân vẫn rất tốt. Ông cho biết đã đi khám sức khỏe và kết quả kiểm tra hoàn toàn bình thường, ông không mắc vấn đề 3 cao (đường huyết cao, huyết áp cao, mỡ máu cao). "Bác sĩ nói rằng sức khỏe của tôi còn tốt hơn những người trẻ", nhạc sĩ Lý Khôn Thành từng chia sẻ.
Vì biết bản thân đã già nên ông đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe và quan tâm tới chế độ ăn uống, thường tuân theo chế độ ăn kiêng ít dầu, ít đường và ít muối hơn. Ngoài ra, ông còn có thói quen tập thể dục, tắm nắng.
Vì vậy, trước thông tin nhạc sĩ Lý Khôn Thành qua đời, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi 1 năm trước ông vẫn còn nhận bản thân khỏe hơn người trẻ mà sao nay đã mắc bạo bệnh rồi qua đời.
Bác sĩ Wang Wenlun, Giám đốc Khoa Nội soi của Bệnh viện Yida, Đài Loan cho biết để phát hiện ung thư trực tràng cần thực hiện nội soi. Nếu vào thời điểm kiểm tra sức khỏe mà không thực hiện nội soi thì kết quả tại thời điểm đó tất nhiên sẽ không phát hiện ra được vấn đề ở trực tràng. Tuy nhiên, nếu nội soi được thực hiện và bệnh nhân chết vì ung thư một năm sau đó, có một số khả năng xảy ra.
Trước đây, nếu nội soi kiểm tra sức khỏe bình thường thì 5 đến 10 năm mới phải nội soi, nhưng nếu 1 năm sau khi nội soi đã xuất hiện tổn thương ung thư thì đó là ung thư với mức độ ác tính cao nhưng tỷ lệ mắc loại ung thư này khá thấp chỉ khoảng 6-10%.
Một trường hợp khác là kiểm tra nội soi đã được thực hiện và có thể có polyp tại thời điểm đó, nhưng một số polyp không được tìm thấy. Theo phân tích của bác sĩ Wang Wenlun, không thể tìm thấy polyp đường ruột có hai nguyên nhân chính, một là polyp mọc phía sau các nếp gấp của ruột nên rất khó phát hiện; hai là do làm sạch ruột trước khi nội soi chưa kỹ nên khi kiểm tra khó tìm thấy polyp.
Bác sĩ Wang Wenlun cho biết, đối với các polyp ẩn trong các nếp gấp, hiện tại có các công cụ phụ trợ mới để nội soi có thể làm phẳng các nếp gấp của ruột. Đối với những người làm sạch ruột chưa kỹ, bác sĩ Wang Wenlun đề nghị rằng những bệnh nhân như vậy nên nội soi lại trong vòng 1 đến 2 năm để xác nhận.
Cặp đôi đã kết hôn trong bệnh viện.
Mắc ung thư trực tràng có tỷ lệ sống sót như thế nào?
Tỷ lệ sống sót của ung thư đại trực tràng được sử dụng như một công cụ để giúp hiểu tiên lượng của người bệnh. Nó cung cấp tỷ lệ phần trăm những người mắc cùng loại ung thư và giai đoạn ung thư mà vẫn còn sống sau một khoảng thời gian cụ thể - thường là 5 năm sau khi chẩn đoán. Nhiều người sống lâu hơn 5 năm, thậm chí, đa số sống lâu hơn nhiều.
Hãy nhớ rằng tỷ lệ sống sót chỉ là ước tính và thường dựa trên kết quả trước đó của một số lượng lớn người mắc bệnh ung thư, nhưng không thể dự đoán chính xác cho từng trường hợp cụ thể. Có những yếu tố riêng khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sống sót của người bệnh như:
- Tuổi và các vấn đề sức khỏe khác.
- Cách cơ thể phản ứng với điều trị.
- Dấu hiệu khối u cụ thể.
- Phương pháp điều trị
Theo Viện Ung thư Quốc gian của Mỹ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm ước tính tương đối hiện nay đối với bệnh ung thư đại trực tràng là 64,5%. Đây là con số ước tính của những người bị ung thư đại trực tràng ở Hoa Kỳ vẫn còn sống sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán.
Một năm trước, vị nhạc sĩ U70 thông báo sức khỏe rất tốt, bác sĩ còn khen khỏe mạnh hơn người trẻ.
Dựa trên dữ liệu của Chương trình Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả Cuối cùng (SEER) của Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ) được thu thập từ năm 2008 đến năm 2014, đây là bảng phân tích theo giai đoạn:
- Ung thư tại chỗ: Ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu chưa di căn - thường là giai đoạn 0 hoặc giai đoạn 1 - có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 89,8%.
- Ung thư di căn đến hạch bạch huyết vùng: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết gần đó là 71,1%.
- Ung thư di căn xa: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh ung thư đã di căn đến một vị trí xa; chẳng hạn như gan, não hoặc phổi, là 13,8%.
- Ung thư không xác định được giai đoạn: Trong một số trường hợp có thể không phân được giai đoạn của ung thư. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh ung thư không theo giai đoạn là 35%.
Dấu hiệu mắc ung thư trực tràng mọi người nên chú ý
Ung thự trực tràng không dễ phát hiện, bác sĩ Huang Yuchun, chuyên gia phẫu thuật đại trực tràng và hậu môn, người Đài Loan nhắc nhở rằng vì dấu hiệu của bệnh ung thư này dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác, nên mọi người cần chú ý.
Bác sĩ Huang Yuchun chỉ ra rằng có 6 dấu hiệu của ung thư đại trực tràng, bao gồm:
- Đau bụng và đầy hơi
- Táo bón lâu ngày
- Nôn mửa
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Thay đổi hình dạng chất thải
- Thiếu máu
Ngoài ra, có những trường hợp mắc tiền ung thư không có triệu chứng và thường bệnh ở giai đoạn giữa và cuối mới có các biểu hiện. Vì vậy, những người trên 50 tuổi tốt nhất nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao gồm xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân hoặc nội soi đại trực tràng. Nếu có thói quen hút thuốc, uống rượu và có thói quen ăn uống bừa bãi trong một thời gian dài, nên kiểm tra đại trực tràng từ 35 tuổi.