Nước đóng chai, nước tăng lực, rượu, thậm chí là cả nước ép hoa quả đều có nguy cơ cao dẫn đến mắc ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều nguyên nhân xuất hiện căn bệnh ung thư, bên cạnh các yếu tố khó có thể kiểm soát như gen di truyền, yếu tố môi trường sống, còn có nhiều nguyên nhân gây bệnh ung thư khác như lối sống, thói quen, sử dụng thực phẩm không an toàn, hoặc sử dụng thuốc không hợp lý...
Mỗi loại ung thư có các yếu tố nguy cơ khác nhau, nhưng có một số yếu tố như béo phì, hút thuốc lá, uống rượu..., thường xuất hiện ở rất nhiều loại bệnh ung thư. Đây là những nguyên nhân hàng đầu và phổ biến dẫn con người đến bệnh ung thư, tuy nhiên chúng có thể dễ dàng kiểm soát được nếu mỗi người có ý thức phòng bệnh.
Chúng ta cần làm mọi thứ có thể bao gồm cả trong chế độ ăn uống hàng ngày để giảm nguy cơ phát triển ung thư, ngay cả khi nguy cơ mắc bệnh là không cao. Dưới đây là một số đồ uống có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh và tốt hơn hết là nên tránh.
Nước đóng chai
Mặc dù nguồn nước đóng chai cũng có thể xuất hiện các thành phần có thể gây bệnh ung thư, nhưng yếu tố có hại nhất của nước đóng chai lại chính là vỏ chai. Chất thải nhựa do vỏ chai bị vứt bỏ không chỉ là một thảm họa cho môi trường, vỏ chai nhựa còn hòa tan các hóa chất nguy hiểm vào bất cứ thứ gì nó chạm vào.
Một trong những hóa chất đáng chú ý là bisphenol-A hoặc BPA. Hóa chất này được sử dụng trong nhiều chai nước bằng nhựa và là chất gây rối loạn nội tiết tố làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú cũng như rối loạn chuyển hóa.
Mặc dù nguồn nước đóng chai cũng có thể xuất hiện các thành phần có thể gây bệnh ung thư, nhưng yếu tố có hại nhất của nước đóng chai lại chính là vỏ chai. Chất thải nhựa do vỏ chai bị vứt bỏ không chỉ là một thảm họa cho môi trường, vỏ chai nhựa còn hòa tan các hóa chất nguy hiểm vào bất cứ thứ gì nó chạm vào. Ảnh minh họa: Internet
Rượu
Uống rượu quá mức sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, không ít trong số đó là bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa rượu với các bệnh ung thư thực quản, dạ dày, gan, đại tràng và ung thư vú.
Mặc dù nhiều người coi rượu vang đỏ là có lợi cho sức khỏe do có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, nó vẫn chứa ethanol. Ethanol là tác nhân chính gây ung thư được tìm thấy trong các loại đồ uống có cồn. Các chuyên gia y tế khuyến nghị không quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày với nam giới để bảo vệ sức khỏe.
Nước tăng lực
Nước tăng lực có thể khiến bạn cảm thấy bất khả chiến bại trong vài giờ, nhưng chúng đang gây tổn hại bên trong cơ thể bạn. Chúng được làm chủ yếu từ đường, caffeine và màu nhân tạo có thể làm tăng huyết áp và lượng đường trong máu cùng một lúc.
Có nhiều người đã chết vì uống quá nhiều nước tăng lực, đặc biệt là các vấn đề về tim và co giật. Bất cứ điều gì làm suy yếu các hệ thống bên trong cơ thể đều có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Thêm vào đó, đường là thức ăn ưa thích của các tế bào ung thư và quá nhiều nước tăng lực sẽ mang lại rất nhiều chất có sẵn để nuôi những tế bào giết người đó.
Soda
Soda không có giá trị sức khỏe nào cả. Giống như nước tăng lực, nó chứa rất nhiều đường, caffeine và các phụ gia nhân tạo. Một trong những chất phụ gia hóa học đó là chất tạo màu có tên 4-MeI. Nó mang đến màu nâu cho nước coca cola, nhưng cũng được biết đến là một chất gây ung thư.
Loại soda dành cho người ăn kiêng có ít hoặc không đường, nhưng thay vào đó lại có chất thay thế đường như sucralose, saccharin hoặc aspartame. Những loại đường giả này được biết là tác nhân gây rối với quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến nhiều chất béo được lưu trữ và có khả năng dẫn đến bệnh tiểu đường và bệnh tim. Chúng cũng liên quan đến ung thư bàng quang và đường tiết niệu.
Soda không có giá trị sức khỏe nào cả. Giống như nước tăng lực, nó chứa rất nhiều đường, caffeine và các phụ gia nhân tạo. Một trong những chất phụ gia hóa học đó là chất tạo màu có tên 4-MeI. Nó mang đến màu nâu cho nước coca cola, nhưng cũng được biết đến là một chất gây ung thư. Ảnh minh họa: Internet
Đồ uống quá nóng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thường xuyên uống đồ uống quá nóng với mức nhiệt từ 65 độ C trở lên có thể dẫn đến ung thư vòm họng. Do vậy, tốt nhất bạn nên kiên nhẫn trong khi chờ cho đồ uống nguội đến nhiệt độ an toàn.
Các loại nước ép
Nước ép trái cây được cho là một thứ tốt cho sức khỏe và nó có thể cung cấp một số vitamin và khoáng chất quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn dinh dưỡng trong toàn bộ trái cây và rau quả là ở chất xơ và phần vỏ.
Khi loại bỏ những thứ đó, bạn không chỉ mất đi chất dinh dưỡng quan trọng mà còn có xu hướng tiêu thụ nhiều hơn bởi vì chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Thêm vào đó, chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ để lượng đường trong máu của bạn không tăng đột biến. Sử dụng nước ép trái cây thường xuyên có liên quan đến tỷ lệ mắc ung thư trực tràng cao hơn, có thể là do lượng đường cao có trong nước ép.
Đồ uống thể thao
Đồ uống thể thao có thể không trực tiếp dẫn đến ung thư, nhưng chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Mặc dù được dán nhãn là tốt cho sức khỏe, đồ uống thể thao chứa rất nhiều đường và carbohydrate.
Lượng calo tăng thêm trong đồ uống thể thao có thể dẫn đến béo phì và tiểu đường tuýp 2, cả hai đều có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Sử dụng nước ép trái cây thường xuyên có liên quan đến tỷ lệ mắc ung thư trực tràng cao hơn, có thể là do lượng đường cao có trong nước ép. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư mà bạn nên lưu ý
Hút thuốc lá: Một trong những yếu tố nguy cơ cao và quan trọng hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư là tiếp xúc với khói thuốc lá. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người hút mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh, người “hút thuốc lá thụ động”- tức là bị hít phải khói thuốc lá cũng bị ảnh hưởng sức khỏe như người hút thuốc trực tiếp. Theo thống kê tại Mỹ, mỗi năm có tới 3.000 bệnh nhân ung thư tử vong có liên quan tới hút thuốc thụ động. Có hàng nghìn chất khác nhau trong khói thuốc, trong đó có hơn 40 loại hóa chất có thể gây ra các bệnh ung thư.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi, đây là loại ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới ở cả nam và nữ, thuốc lá còn gây ra nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư vùng đầu, cổ, ung thư thực quản, dạ dày, tụy, đại tràng, gan, thận, bàng quang và cổ tử cung.
Chế độ dinh dưỡng sai: Dinh dưỡng được cho là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn tới ung thư. 1/3 các trường hợp ung thư ở Mỹ có liên quan tới dinh dưỡng không hợp lý như béo phì. Bên cạnh nguy cơ ung thư do béo phì là hệ quả của việc thừa dinh dưỡng, chế độ ăn quá nghèo nàn, không đủ chất kết hợp với thiếu vận động thể chất cũng có thể gây ung thư. Khi bị béo phì, người bệnh dễ mắc ung thư vú, tử cung (nhất là phụ nữ sau tuổi mãn kinh), hay ung thư đại tràng, thực quản, thận, và túi mật.
Béo phì là căn bệnh của thời đại, ngày càng nhiều người mắc bệnh này, đặc biệt là thanh thiếu niên. Đây chính là một yếu tố nguy cơ gây ra nhiều loại ung thư nguy hiểm, khó điều trị như ung thư máu hay các loại u ở gan, tuyến tụy và dạ dày.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi, đây là loại ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới ở cả nam và nữ, thuốc lá còn gây ra nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư vùng đầu, cổ, ung thư thực quản, dạ dày, tụy, đại tràng, gan, thận, bàng quang và cổ tử cung. Ảnh minh họa: Internet
Các bệnh truyền nhiễm có thể dẫn tới ung thư: Một số căn bệnh truyền nhiễm mắc phải làm tăng nguy cơ ung thư ở người. Ví dụ như phụ nữ mắc bệnh phụ khoa do virus HPV dễ dẫn tới ung thư cổ tử cung. Các nhà khoa học cho biết, 95% trường hợp ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra, ung thư cổ tử cung là ung thư hay gặp và đứng thứ 4 trong các loại ung thư ở phụ nữ.
Một số loại virus gây viêm gan như viêm gan B, C, E .... là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh xơ gan và ung thư gan. Chính vì vậy những người mắc viêm gan thường được khuyến cáo kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ung thư gan. Hay như virus HP (Helicobacter pylori) gây bệnh viêm dạ dày dẫn tới ung thư dạ dày sau này. Một số nghiên cứu mới còn chỉ ra mối liên quan giữa sự phát triển của ung thư hạch với virus HIV gây suy giảm miễn dịch của con người.
Tiếp xúc với thuốc, hóa chất, bức xạ: Tiếp xúc với một số loại thuốc, hóa chất hay các bức xạ ... trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh làm tăng nguy cơ ung thư. Có một số hợp chất tồn tại ngay trong môi trường sống của chúng ta như khí radon, xuất hiện ở những vết nứt sàn nhà, có thể làm con người mắc ung thư. Hay như asen trong nước sinh làm cho người sử dụng có nguy cơ mắc ung thư da và phổi.