Những sai lầm chết người khi sử dụng điều hòa trong ngày nóng cực độ khiến cả nhà đổ bệnh

Ngày 03/07/2018 13:00 PM (GMT+7)

Quá lạm dụng hoặc ra vào phòng điều hòa đột ngột, uống ít nước…là những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ốm và nhập viện trong thời tiết nắng nóng cực độ.

Ra vào phòng điều hòa đột ngột

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, việc ra vào phòng điều hòa đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi ngay được với sự thay đổi nhiệt độ, có thể gây choáng.

Thực tế đã có những trường hợp tử vong do sau khi tắm nước lạnh lại nằm điều hòa chế độ lạnh ngay hoặc vừa đi nắng về lập tức tắm nước lạnh để giải nhiệt. Nguy cơ đột quỵ trường hợp này là rất cao.

Những sai lầm chết người khi sử dụng điều hòa trong ngày nóng cực độ khiến cả nhà đổ bệnh - 1

Theo PGS Dũng, trong trường hợp cơ thể đột ngột tiếp xúc với môi trường nhiệt độ xuống thấp như đang đi ngoài đường nắng nóng 37-38 độ C vào phòng điều hòa chỉ có 17-18 độ C hay khi trời nóng rồi chuyển sang lạnh, sự chênh lệch này sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ quá nhanh, mồ hôi không toát ra được, tổn hại đến trung khu thần kinh.

Với sự thay đổi đột ngột này, nhẹ thì cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, đau đầu, chóng mặt; nặng có thể làm nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần, khó thở, thậm chí dẫn đến trạng thái hôn mê, tử vong. Đặc biệt nguy hiểm hơn với những người có sức đề kháng yếu, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi…

Xối thẳng quạt, điều hòa vào người

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng lưu ý, trẻ sốt cao, viêm họng do phần lớn dùng quạt và điều hòa không đúng cách. Do đó, cha mẹ không nên để quạt xối thẳng vào trẻ mà chỉ bật gió thoảng.

Nên để điều hòa ổn định ở 26, 27 độ trở lên. Không bật, tắt điều hòa nhiều lần bởi sẽ vô tình gây nên sự tăng giảm nhiệt độ đột ngột đối với trẻ.

Quá lạm dụng điều hòa

Những sai lầm chết người khi sử dụng điều hòa trong ngày nóng cực độ khiến cả nhà đổ bệnh - 2

BS Dũng khuyến cáo, cha mẹ không nên quá lạm dụng điều hòa, chỉ khi trời bắt đầu về trưa, oi bức (từ 10h, 11h trở đi mới nên bật).

Bên cạnh đó, nên nhỏ nước muối sinh lý vào mắt, mũi cho trẻ, tránh tình trạng khô mũi do ngồi điều hòa.

Trẻ đi ngoài trời nóng về, cần lau sạch mồ hôi rồi mới bật điều hòa hoặc tắm cho trẻ. Không tắm khi đang toát mồ hôi sẽ gây cảm.

Tuy nhiên, nếu thời tiết không nóng bức thì không cần thiết phải cho em bé sử dụng điều hòa. Gió và khí trời tự nhiên, thậm chí là gió quạt vẫn là tốt nhất cho bé và người lớn.

Thực tế, do quá nắng nóng nên cha mẹ thường xuyên bật quạt và sử dụng điều hòa không đúng cách, nhiệt độ điều hòa thấp hơn nhiều so với nhiệt độ ngoài trời nên trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, hen suyễn, viêm xoang, viêm tai giữa…

Không vệ sinh máy điều hòa định kỳ

Cũng theo PGS Dũng, cha mẹ nên chú ý về việc vệ sinh máy điều hòa định kỳ, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Nếu không, điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho trẻ em. Phòng bật điều hòa thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật điều hòa, mở cửa phòng cho thoáng khí.

Uống ít nước

PGS Dũng khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức và khi ở phòng điều hòa nhiều, để tránh hiện tượng mất nước. Hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm cơ chế bảo vệ tại chỗ vệ sinh đường thở.

Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa

Nên tránh hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.

Khi có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị ở nhà.

Cặp đôi đau đầu không rõ nguyên nhân, nhập viện mới biết thủ phạm ngay trong phòng điều hòa
Suốt 1 tháng, cặp vợ chồng anh Tiểu Dư bị đau đầu mà không biết nguyên nhân. Mãi cho đến khi vợ anh ngất xỉu nhập viện thì mới biết "thủ phạm" thật sự...
Theo Diệu Thu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe