Một nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp đã chết vì sốt xuất huyết chỉ ba ngày sau khi bị muỗi đốt.
Ngày 31/7, cư dân mạng Thái Lan xôn xao trước bài đăng của một Facebook có tên Surintra Chareondee kể về một nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp, trẻ trung nhưng không may qua đời chỉ vì một vết muỗi đốt.
Apitchaya Jareondee, 25 tuổi đã được gia đình đưa đến bệnh viện sau khi cô bị sốt cao, nhức mỏi cơ bắp và đau đầu dữ dội. Tại bệnh viện ở Chiang Mai, miền bắc Thái Lan, các bác sĩ chẩn đoán cô gái trẻ bị sốt xuất huyết. Được biết trước đó, nữ tiếp viên hàng không đã bị muỗi đốt trong khi làm việc.
Sau 3 ngày kể từ khi phát bệnh, cô gái trẻ đã bị nhiễm trùng nặng do vết muỗi đốt, từ đó gây ra chảy máu trong, sốc và suy đa tạng. Apitchaya, người làm việc cho hãng hàng không Thai Lion Air, đã qua đời vào ngày 29/7.
Gia đình cô cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cả tâm trí và thể xác, mọi người đều không thể chấp nhận thực tế tàn khốc này.
Muỗi: Sinh vật chết chóc nhất thế giới
Những con côn trùng nhỏ bé này giết chết hơn 850.000 người mỗi năm. Nói cách khác, trong 200.000 năm của chúng ta trên Trái đất, muỗi đã giết chết khoảng 52 tỷ người.
Muỗi có miệng giống như kim dài gọi là vòi để hút máu từ con mồi. Tuy nhiên chỉ có muỗi cái mới hút máu còn muỗi đực sống nhờ mật hoa. Một bầy muỗi đủ lớn có thể lấy một nửa máu từ một người trưởng thành chỉ trong hai giờ. Và khi muỗi hút máu, chúng cũn truyền 17% bệnh truyền nhiễm cho người bị đốt.
Những côn trùng này mang ít nhất 15 bệnh gây chết người. Nguy hiểm nhất là muỗi gây sốt rét và sốt vàng da, muỗi cũng truyền các loại virut gây chết người khác, như sốt xuất huyết, sốt West Nile và sốt Zika cộng với giun và ký sinh trùng.
Dấu hiệu sốt xuất huyết cần lưu ý
- Giai đoạn sốt nóng: Ở giai đoạn này người bệnh thường có biểu hiện là sốt cao đột ngột lên đến 39-40 độ. Tình trạng sốt diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày liền.
- Giai đoạn xuất huyết (chảy máu) thường được bộc lộ ở nhiều dạng như: Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng. Ói hoặc đi cầu ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn.
- Giai đoạn sốc: Đây là lúc bệnh đã chuyển nặng thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Đặc biệt, lúc trẻ em đang hết sốt cao chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Dấu hiệu của sốc sẽ bao gồm: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã. Chân tay lạnh.
Khi có các dấu hiệu sau, người bệnh sốt xuất huyết cần được nhập viện điều trị ngay:
- Cơ thể bồn chồn hoặc kích thích, vật vã, li bì...
- Tình trạng nôn tăng.
- Đau bụng, tăng cảm giác đau ở các phần trên cơ thể (nhức hốc mắt, đau nhức cơ thể).
- Tiểu ít đi.
- Xuất huyết bất kì chỗ nào: chảy máu chân răng, máu cam, đi tiểu, đại tiện...