Mùa hè cũng là thời điểm nhiều bậc phụ huynh lo lắng với tình trạng bệnh sốt xuất huyết có thể tăng cao. Việc chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết rất quan trọng, đặc biệt là ăn uống. Vậy khi bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
Sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm do virus Dengue, được lây truyền nhờ muỗi vằn. Hầu hết bệnh nhân sẽ tự khỏi bệnh sau 2 tuần, việc điều trị bao gồm tránh những biến chứng nặng nề sau này. Bên cạnh việc nghỉ ngơi tại giường và uống nhiều nước, vấn đề sốt xuất huyết nên ăn gì cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Ăn gì khi bị sốt xuất huyết cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. (Ảnh minh họa)
Sốt xuất huyết nên ăn gì?
- Cháo loãng, súp, thực phẩm mềm và lỏng: Khi sốt, khẩu vị người bệnh thay đổi rất nhiều, cảm thấy đắng họng, nên chỉ cần thức ăn lỏng và nhạt vị. Nhiều người băn khoăn sốt xuất huyết nên ăn cháo gì? Ưu tiên hàng đầu là cháo ngũ cốc, rất dễ tiêu hóa với hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng cao.
- Nước ép từ các loại rau, củ, quả: Vì cơ thể khó tiếp nhận thức ăn cứng, vậy nên uống nước ép sẽ dễ dàng hơn nhiều. Một số loại hoa quả chứa nhiều vitamin A và C như cam, ổi, đu đủ, dừa,... rất tốt cho việc phục hồi.
- Uống nhiều nước: Cơ thể khi bị sốt sẽ mất nước rất nhanh, vậy nên cách bù nước hiệu quả nhất là uống nhiều nước hoặc bổ sung oresol. Ngoài ra, bệnh nhân sốt xuất huyết cần bù đầy đủ chất lỏng cho cơ thể bằng sữa, nước trái cây hay nước gạo/ nước lúa mạch (không nên chỉ uống nước lọc)
Một số loại hoa quả người mắc sốt xuất huyết nên ăn:
- Bí ngô: Giàu vitamin A, giúp hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào cơ thể. Một nửa ly nước ép bí ngô tươi với một thìa mật ong có thể giúp tăng lượng tiểu cầu. Để phát huy hiệu quả bạn nên uống ít nhất 2-3 ly mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bệnh nhân sốt xuất huyết mau khỏi bệnh. Ngoài ra, bí ngô còn có thể dùng để nấu súp/ canh để ăn trong bữa chính cho người bệnh.
- Đu đủ: Có thể cho bệnh nhân ăn trực tiếp đu đủ chín hoặc nghiền nát 2 miếng đu đủ để uống. Uống nước ép này mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối giúp cơ thể bớt mệt mỏi.
- Cam, bưởi: trái cây họ cam giàu chất khoáng và chứa nhiều vitamin C thích hợp để tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Ngoài ra, nếu ăn cam thay vì vắt lấy nước, bệnh nhân còn nhận được lượng chất xơ dồi dào từ tép cam, giúp giảm hiện tượng khó tiêu và buồn nôn. Đây là loại trái cây không thể thiếu cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
- Ổi: tương tự như cam, ổi giàu vitamin C, rất hữu ích để tăng khả năng miễn dịch và tăng số lượng tiểu cầu.
- Dưa gang: Ngoài đặc điểm giàu nước và chất khoáng, dưa gang còn giải nhiệt rất hiệu quả cho cơ thể, rất thích hợp cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Người lớn bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
- Trà thảo mộc, lá nem: Đây là một số thực phẩm có đặc tính chống viêm và oxy hóa nên giảm sốt rất hiệu quả. Do vị khó uống nên không thường được áp dụng cho trẻ em. Quan trọng nhất là không ăn đồ cay nóng và dầu mỡ.
- Thịt gà: Sốt xuất huyết có được ăn thịt gà không cũng là một câu hỏi hay được đặt ra. Thịt gà và thịt bò rất giàu kẽm, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bà bầu bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
Phụ nữ khi mang thai mà mắc sốt xuất huyết vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng. Tiêu biểu là xuất huyết, giảm tiểu cầu, sinh non, tiền sản giật, thậm chí là sảy thai. Vậy sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? Đó là các thực phẩm giàu omega-3, vitamin A, B12, C, folate, và axit amin. Tiêu biểu như cá hồi, thịt bò, thịt gà, quả chà là,... Ngoại những thực phẩm nêu trên, bà bầu còn cần lưu ý, nên lau mát thường xuyên và không được tự ý mua thuốc.
Trẻ con bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
- Thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, bột, sữa, ...
- Không cho trẻ dùng các loại thức ăn, nước uống có màu nâu/đỏ (coca, pepsi, dưa hấu, socola...) vì khó phân biệt khi trẻ có nôn ra máu.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước: nước đun sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh..) oresol, hydrit, hoặc nước cháo loãng ...
Trẻ mắc sốt xuất huyết nếu đã khỏi sốt và chơi bình thường, thì nên tuân theo chế độ ăn như bình thường. Tùy theo độ tuổi của bé, nếu bé còn bú mẹ thì mẹ phải tăng cường dưỡng chất, nếu bé ăn dặm thì ăn “trả bữa” bổ sung cho bé để tăng cân, bù lại mất dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm, tránh tình trạng nhẹ cân suy dinh dưỡng sau này.
Sốt xuất huyết không nên ăn gì?
- Đồ cay, nóng: Thực phẩm cay nóng khiến cơ thể tăng nhiệt độ, lâu hạ sốt.
- Thực phẩm sẫm màu: Nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích là để các bác sĩ không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.
- Trứng và những thực phẩm chứa nhiều protein: Protein sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
- Yến: Vậy sốt xuất huyết ăn yến được không? Tuy tổ yến chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nó có tính hàn, vị ngọt, không phù hợp với người bị sốt, viêm nhiễm.
- Đồ uống ngọt: Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn và vì thế bệnh càng trở nên nặng, lâu khỏi.
- Trà: Uống nhiều trà, đặc biệt là trà đặc sẽ khiến não bị kích thích, làm tăng huyết áp và thân nhiệt.
Sau sốt xuất huyết nên ăn gì?
Kể cả khi đã hồi phục sau khi sốt xuất huyết, cơ thể vẫn rất yếu ớt do hệ miễn dịch suy giảm mạnh. Lúc này cần cung cấp thêm vitamin A, C từ hoa quả mọng nước và nước dừa để bổ sung nước và dinh dưỡng.
Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn biết thêm sốt xuất huyết nên ăn gì và thực phẩm phù hợp cho mỗi đối tượng.