Nước tương thơm ngon nhưng lại cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ cho sức khỏe mà bạn không biết.
Nước tương như một loại gia vị châu Á giúp tăng thêm hương vị cho nhiều món ăn. Nước tương được làm bằng cách lên men lúa mì và đậu nành bằng nấm men hoặc nấm mốc. Quá trình truyền thống có thể mất hàng tháng, trong khi quy trình sản xuất hiện đại nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn là sử dụng phương pháp thủy phân bằng axit để phân hủy lúa mì và đậu nành.
Ngày nay, nước tương được sử dụng cho nhiều gia đình Âu, Á. Tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm này cũng có những lưu ý về sức khỏe. Ví dụ, nước tương có thể có hàm lượng natri khá cao, làm tăng huyết áp và góp phần phát triển bệnh tim và đột quỵ. Hậu quả của việc dùng quá nhiều nước tương trong thời gian dài là làm tăng acid uric trong máu, gây tổn thương đến những chức năng của thận, gây tăng huyết áp, đột quỵ... Đã có nhiều thương hiệu quảng cáo sản phẩm nước tương có hàm lượng natri thấp hơn, nhưng không phải vì thế mà tác hại của loại đồ chấm này giảm bớt.
Nước tương có thể gây viêm nếu ăn nhiều. (Ảnh minh họa)
Nước tương có thể gây viêm ra sao?
Giống như tất cả các loại thực phẩm lên men, nước tương có lượng histamine cao. Histamine là một chất hóa học được giải phóng trong cơ thể bởi hệ thống miễn dịch để phản ứng lại mối đe dọa. Phản ứng kết quả là sự gia tăng các tế bào máu ở khu vực bị ảnh hưởng. Tình trạng viêm này là một phản ứng tự nhiên và là cách cơ thể đối phó với chấn thương hoặc dị ứng. Khi các dấu hiệu này biến mất, điều đó có nghĩa là cơ thể đã xử lý được yếu tố gây ra phản ứng.
Nghiên cứu cho thấy, ăn nước tương có thể gây ra phản ứng cho cơ thể, đặc biệt là đối với những người không dung nạp histamine. Phản ứng này dẫn đến đau đầu, khó thở, nổi mẩn trên da và các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy.
Ngoài ra, thành phần lúa mì trong nước tương có thể gây ra phản ứng dị ứng tương tự đối với những người bị dị ứng với gluten hoặc lúa mì. Vì vậy, nước tương có thể không phải là một lựa chọn cho nhiều người vì thành phần chung của nó có thể gây ra các phản ứng dẫn đến viêm.
Chính vì lý do này, nhiều người sử dụng aminos dừa để thay thế nước tương. Mặc dù vẫn được lên men, aminos dừa được làm bằng nhựa dừa lên men và muối biển. Aminos dừa không chứa gluten, lúa mì hoặc đậu nành và chỉ có một phần nhỏ hàm lượng natri, do đó an toàn hơn cho cơ thể bạn.
Bảo quản nước tương đúng cách rất quan trọng. (Ảnh minh hoạ).
Bảo quản nước tương ra sao để ăn an toàn?
Ngoài việc sử dụng nước tương hạn chế, bạn nên bảo quản nước tương đúng cách. Bảo quản trong môi trường không phù hợp, không đảm bảo vệ sinh sẽ rất dễ khiến nước tương biến chất, bị oxy hóa, ăn nhiều sẽ gây ung thư.
Trong quá trình sử dụng cần đậy kín nắp, bảo quản ở nơi có nhiệt độ thấp. Với những loại đã bị mốc, biến chất không nên sử dụng.
Khi đang uống thuốc điều trị dạ dày, đường ruột... tốt nhất không nên ăn nước tương, tránh gây ra tác dụng phụ, làm bạn buồn nôn, ói mửa...