5 thói quen ăn uống gây hại da, dù bôi "nước thần" cũng vô ích

Ngày 11/12/2022 05:00 AM (GMT+7)

Một số thói quen ăn và uống có thể ảnh hưởng tới khả năng giữ ẩm của cơ thể, khiến da bạn mất nước, khô nẻ và dễ hình thành nếp nhăn, nhất là trong mùa lạnh. 

Da khô không chỉ xấu mà còn có thể khiến bạn khó chịu, ngứa ngáy. Trong những tháng mùa lạnh, khi không khí trở nên lạnh và khô, thì làn da khô ráp càng là vấn đề nhiều người bận tâm. 

Có nhiều giải pháp chị em sử dụng để giảm khô da, như bôi kem dưỡng ẩm, dùng máy tạo độ ẩm trong phòng và tránh tắm nước quá nóng. Nhưng bạn biết không, chính những thứ bạn nạp vào cơ thể cũng có thể tác động đến làn da, đặc biệt là trong những tháng lạnh giá. Lựa chọn ăn uống của chúng ta ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng giữ ẩm của cơ thể, theo một số kiến chuyên gia y khoa. 

Nếu da bạn khô, hay đơn giản là bạn muốn có làn da căng mọng, mềm mịn, dưới đây là 5 thói quen ăn uống gây hại da, bạn nên bỏ càng sớm càng tốt:

Bạn không uống đủ nước

Uống đủ nước là cách đơn giản giúp da đủ ẩm. (Ảnh minh họa)

Uống đủ nước là cách đơn giản giúp da đủ ẩm. (Ảnh minh họa)

Việc này khá dễ hiểu: Nếu cơ thể bạn không đủ nước, làn da rút cục sẽ bị khô.

“Cần uống nhiều nước suốt cả ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Điều này không chỉ quan trọng cho các tế bào hoạt động tối ưu mà còn giúp da mềm ẩm”, bác sĩ Sarah Allen (Mỹ), chuyên gia da liễu nhấn mạnh. 

Bạn không ăn đủ cá hằng tuần

Các chuyên gia thường khuyên mọi người nên ăn khoảng 230 gam cá mỗi tuần. Cá, đặc biệt là cá béo nước lạnh, chứa các axit béo omega DHA và EPA hay một loạt các chất béo lành mạnh có thể hỗ trợ các yếu tố như tim mạch, thị lực và sức khỏe tinh thần.

Cá cung cấp nhiều axit béo có lợi cho sức khỏe làn da. (Ảnh minh họa)

Cá cung cấp nhiều axit béo có lợi cho sức khỏe làn da. (Ảnh minh họa)

Và mặc dù những thử nghiệm kỹ càng với con người là cần thiết, một số dữ liệu cho thấy lớp rào bảo vệ da có thể chịu tác động bởi những axit béo omega-3, với tác dụng ngăn cho làn da khỏi khô, nẻ, ngứa.

Bạn uống quá nhiều bia rượu

Thỉnh thoảng nhâm nhi một ly rượu vang hay cốc bia không ảnh hưởng lắm tới làn da, nhưng dùng quá nhiều đồ uống chứa cồn có thể gây hiệu ứng mất nước với cơ thể, và từ đó khiến da khô. 

Nếu bạn có hứng muốn uống một ly cocktail, hãy thử dùng mocktail (thức uống hỗn hợp không cồn) để thay thế. Như vậy, bạn vừa không say lại tốt hơn cho da và cơ thể. 

Bạn bỏ lòng đỏ khi ăn trứng

Lòng đỏ trứng rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, bao gồm vitamin D. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin D có thể dẫn tới tình trạng da thiếu nước, đồng thời nhấn mạnh việc ăn uống các thực phẩm giàu vitamin D có thể có lợi. Một khuyến cáo khoa học gần đây từ Hiệp hội Tim của Mỹ chỉ ra rằng “những người khỏe mạnh có thể ăn trọn vẹn một quả trứng mỗi ngày”.

Lòng đỏ trứng có nhiều tác dụng tốt nhưng nhiều người lại bỏ khi ăn. (Ảnh minh họa)

Lòng đỏ trứng có nhiều tác dụng tốt nhưng nhiều người lại bỏ khi ăn. (Ảnh minh họa)

Nếu bạn không thích lòng đỏ trứng, có thể nạp vitamin D từ chế độ ăn uống với các thực phẩm khác như cá hồi, nấm và nước cam bổ sung vitamin D. 

Chế độ ăn uống của bạn thiếu collagen

Collagen là thành phần “hot” trong các thực phẩm chức năng, đồ ăn vặt và thậm chí cả nước uống để hỗ trợ cho sức khỏe làn da. Mặc dù vẫn có một số ý kiến nghi hoặc, mối liên quan giữa việc nạp collagen và làn da thực sự đáng quan tâm. Các nghiên cứu sử dụng collagen tripeptide cho thấy có sự cải thiện đáng kể tới độ đàn hồi và giữ ẩm của làn da. Điều này có thể không hiệu quả với tất cả khi dữ liệu chứng minh vẫn khá ít nhưng cũng đáng để thử. 

Chuyên gia Allen nói thêm rằng, nếu một người có chế độ ăn uống cân bằng, họ không cần phải uống bổ sung collagen. Thịt bò, thịt gà có da và nước hầm (bò, gà, lợn) đều là nguồn collagen tuyệt vời và rất hợp cho mùa đông. 

5 loại rau giúp trẻ lâu, ngừa ung thư
Những loại rau nhiều người thường "quên" ăn này đáng lẽ nên có mặt nhiều hơn trên mâm cơm nhà bạn vì lợi ích mang lại cho sức khỏe.

Các loại rau củ giàu dinh dưỡng

Theo YÊN MINH (Dịch từ Eat this, not that)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe mùa đông