Mỗi khi gần gũi chồng, người vợ luôn lựa không để chồng chạm vào ngực trái. Cuối cùng, khi người chồng phát hiện ra, sự việc suýt chút nữa đã không thể cứu vãn.
Ở Đài Loan, nhiều người né tránh việc điều trị y tế, đặc biệt khi tổn thương nằm ở những khu vực nhạy cảm. Tuy nhiên chính sự e ngại này có hể gây ra những điều đáng tiếc do chậm trễ trong việc khám chữa bệnh.
Bác sĩ phẫu thuật Chen Rongjian chia sẻ trong chương trình Doctor is Hot, một phụ nữ 28 tuổi bước vào phòng khám nhưng không chịu nói lý do tới khám, thậm chí còn muốn quay người bỏ đi, trên mặt lộ rõ vẻ lo lắng và hồi hộp.
Sau khi được điều dưỡng nhắc nhở, người phụ nữ mới bình tĩnh nghe theo yêu cầu của y tá đi vào phòng khám ngực. Bác sĩ đã ngồi chờ sẵn nhưng phải mất 5 phút người phụ nữ mới chuẩn bị xong.
Người phụ nữ có khối u 12cm ở ngực nhưng mãi không dám đi khám, cũng không cho chồng chạm vào. (Ảnh minh họa)
Khi kiểm tra, bác sĩ Chen Rongjian hơi sững sờ bởi vì một cô gái chưa đầy 30 tuổi có khối u cỡ 12cm bên ngực trái, dịch mô rỉ ra ngoài. Không ngờ sau khi hỏi ra, bác sĩ mới biết nữ bệnh nhân đã gặp vấn đề này khoảng 10-11 tháng kể từ khi sờ thấy cục u nhưng vì sợ hãi nên cô không dám đi khám. Kết quả cuối cùng người phụ nữ được chẩn đoán là ung thư vú giai đoạn 4 có dấu hiệu lan rộng. Nữ bệnh nhân sau đó đã được xạ trị và hóa trị, may mắn là khối u dần thu nhỏ lại.
Sau khi người phụ nữ dần quen thân hơn với bác sĩ, bác sĩ Chen Rongjian mới dám hỏi người phụ nữ: “Tại sao phải mất nhiều thời gian như vậy mới tới khám?” Hóa ra, người phụ nữ không dám tới khám là bởi mẹ cô ấy bị ung thư vú và cha cô ấy thậm chí cũng bị ung thư vú. Căn bệnh này đã trở thành nỗi ám ảnh lớn trong lòng cô, nên khi cô phát hiện ra bản thân có cục u ở ngực đã rất sợ hãi, sợ rằng sau khi khám bệnh cũng nhận được kết quả tương tự, bi kịch gia đình sẽ lặp lại nên không dám đối diện.
Tuy nhiên, may mắn thay, người phụ nữ luôn có chồng bên cạnh ủng hộ. Trước đó, mỗi khi quan hệ với chồng, người phụ nữ đều tránh mặc đồ hở và cố gắng thay đổi tư thể không để chồng chạm vào ngực trái. Lâu dần, người chồng nảy sinh nghi ngờ nên đã gặng hỏi vợ. Sau khi biết sự tình, chính người chồng đã động viên vợ đi khám và bên cạnh cô suốt thời gian điều trị.
Bác sĩ Chen Rongjian cho biết người phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn 4.
Bác sĩ Chen Rongjian cho biết hiện rằng bệnh nhân vẫn còn sống sau khi điều trị. Với sự tiến bộ của phương pháp điều trị y tế, có rất nhiều vũ khí để điều trị ung thư vú. Nếu bệnh nhân có thể đối mặt với căn bệnh sớm hơn, đừng để cái bóng quá khứ ám ảnh, đi điều trị sớm thì thời gian điều trị càng nhanh và hiệu quả chữa trị càng cao hơn.
Để nhận biết sớm bệnh ung thư vú, chị em phụ nữ có thể tự kiểm tra và dựa vào những dấu hiệu dưới đây.
Bước 1: Cởi áo phần trên thắt lưng, để hai tay xuôi theo người, đứng trước gương để quan sát: hai bên vú có đối xứng không, da vùng ngực có bị nhăn nheo, sần sùi hay thay đổi màu sắc không, núm vú có bị lõm xuống, tiết dịch bất thường không?
Bước 2: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vê nhẹ đầu vú. Ấn nhẹ đầu vú xem có phát hiện khối u không. Bóp nhẹ núm vú xem có dịch tiết bất thường chảy ra không.
Bước 3: Dùng 4 ngón tay nhẹ nhàng kiểm tra toàn bộ vùng vú theo hướng xoắn ốc, xoa theo chiều kim đồng hồ, từ núm vú ra bên ngoài hoặc từ khoang vú bên ngoài xoa vào núm vú, xoa cả hai bên sườn gần nách. Dùng phần mềm ở đầu ngón tay để ấn nhẹ, miết trên vùng da vú xem có u, hạch bất thường không.
Tóm lại, khi phát hiện các u cục, sưng đau, biến đổi màu sắc da, chảy dịch... bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được khám và tư vấn cụ thể hơn. Phụ nữ trên 35 tuổi, người có những dấu hiệu bất thường ở tuyến vú, phụ nữ chưa từng sinh con... cần phải đi khám vú và chụp, siêu âm vú định kỳ 6 tháng/lần.
Bức ảnh 12 quả chanh giúp nhận biết những dấu hiệu của ung thư vú.