Không phân biệt nam nữ, học thuộc quy tắc 9 ít 9 nhiều đơn giản này giúp bảo vệ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
1. Ăn ít thịt, nhiều đậu
Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế Thế giới, một người chỉ nên tiêu thụ 75g thịt nạc mỗi ngày là tốt nhất. Trong đó, những người lao động chân tay và nam giới có thể ăn nhiều thịt đỏ, còn những người lao động trí óc, phụ nữ và người già suy giảm chức năng cơ thể nên ăn nhiều thịt trắng.
Đặc biệt, những người mắc bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp cao,… nên ăn ít thịt và ăn nhiều các chế phẩm từ đậu nành. Đậu được coi là “thịt” mọc lên từ mặt đất và các sản phẩm khác làm từ đậu nành chẳng hạn như đậu hũ non, váng đậu, đậu phụ đều là những thực phẩm cung cấp lượng lớn protein chất lượng cao.
2. Ăn ít muối, nhiều giấm
Muối không chỉ khiến canxi trong cơ thể mất đi mà còn làm rối loạn huyết áp. Khi nấu ăn tại nhà, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, ngoài việc ăn ít muối, chúng ta cũng nên kiểm soát lượng nước tương, nước sốt cà chua, tương ớt, cà ri và các loại gia vị khác. Đồng thời cũng nên cẩn thận với loại “muối vô hình” như trong các món om, món hầm, khoai tây chiên, đồ hộp và đồ ăn nhanh, chúng đều chứa rất nhiều muối.
Giấm được coi là một loại gia vị giúp chăm sóc sức khỏe trong nhà bếp. Bạn cũng có thể cho một ít giấm khi nấu ăn. Giấm gạo có tác dụng làm giảm lipid máu, giấm chứa nhiều canxi. Bên cạnh đó, nó còn giúp cơ thể hấp thụ canxi từ những thực phẩm khác. Thuộc tính chống oxy hóa của giấm giúp kiểm soát các gốc tự do trong cơ thể, do đó có thể chống lại sự lão hóa.
3. Uống nhiều nước, ít rượu
Thường xuyên uống nhiều nước lọc có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng hàm lượng hemoglobin trong máu, cải thiện chức năng miễn dịch.
Những người có thói quen uống nhiều nước sẽ thúc đẩy hoạt động oxy trong cơ, giảm sự tích tụ của axit lactic trong mô cơ, không cảm thấy mệt mỏi. Người cao tuổi uống một cốc nước vào mỗi sáng, lâu dần có tác dụng kéo dài tuổi thọ một cách kỳ diệu.
Uống nhiều rượu có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra viêm loét, chảy máu dạ dày và tổn thương tim gan. Những người uống rượu dễ bị đột quỵ, phụ nữ mang thai uống rượu có thể gây dị tật thai nhi và chậm phát triển.
4. Uống nhiều trà, hút ít thuốc
Trà vô cùng có lợi cho cơ thể, có thể giải khát, đánh tan mỏi mệt, làm mát gan, sáng mắt, còn có thể ngừa ung thư, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Hút thuốc có thể làm cho một loạt các mô và cơ quan có sự thay đổi về sinh lý, khiến lượng oxy trong máu giảm, huyết áp tăng, hệ miễn dịch suy giảm, dẫn tới một loạt bệnh.
5. Ăn ít, nhai nhiều
Nếu bạn muốn kiểm soát lượng thức ăn đưa vào cơ thể, có thể thực hiện các mẹo sau: Khi cảm thấy hơi đói thì bắt đầu ăn cơm, ăn vào một giờ cố định cho mỗi bữa, mỗi lần sẽ ăn ít hơn một chút hoặc sử dụng đĩa nông, ăn ít nhất 20 phút cho mỗi bữa ăn. Từ khi bắt đầu ăn, sau 20 phút não bộ sẽ nhận được tín hiệu no. Khi ăn nên nhai chậm, mỗi miếng nhai từ 15-20 lần, có thể giúp tiêu hóa tốt, tránh tăng cân và giảm căng thẳng, lo lắng.
6. Mặc ít quần áo, tắm nước ấm nhiều hơn
Hạn chế mặc nhiều áo để cơ thể từ từ thích ứng với môi trường, tăng cường chức năng co lại và giãn nở của mao mạch da, cải thiện khả năng ngăn ngừa bệnh tật.
Tắm nước nóng có thể làm giảm mệt mỏi và giúp dễ ngủ. Điều quan trọng nhất là bạn phải thực hiện một số động tác nhỏ khi tắm, chẳng hạn như xoa bóp vùng bụng theo chiều kim đồng hồ bằng lòng bàn tay. Điều này có thể ngăn ngừa táo bón, tăng tốc độ lưu thông máu và giảm mệt mỏi.
Nên tắm vào buổi sáng để cơ thể và tinh thần tỉnh táo hoặc trước khi đi ngủ 1 đến 2 tiếng nên tắm trong bồn là tốt nhất. Nhiệt độ nước nên từ 40-50 độ C, cao hơn nhiệt độ cơ thể một chút. Tuy nhiên, đừng lạm dụng mà tắm nhiều, ngày tắm 1-2 lần là đủ.
7. Ít dùng thuốc, tập thể dục nhiều
Cố gắng dùng ít thuốc nhất có thể, không dùng thuốc tùy tiện. Khi có bệnh thì nên đi khám bác sĩ để được chỉ định dùng đúng thuốc. Ngoài ra thường xuyên tập thể dục, cũng là “liều thuốc” tốt giúp cải thiện sức khỏe. Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy, chỉ cần duy trì tập thể dục 30 phút mỗi ngày có thế kéo dài tuổi thọ trung bình 3 năm. Các môn thể dục như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe,… tất cả đều có lợi chi sức khỏe.
8. Ít ngồi ô tô, đi bộ nhiều
Một nghiên cứu cho thấy ngày càng có nhiều người sở hữu ô tô, và khoảng 25% người dân đã bỏ thói quen đi bộ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người lái xe cả ngày, nguy cơ mắc bệnh gấp đôi những người thích đi bộ. Thực tế, 30 phút đi bộ nhanh mỗi ngày sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
9. Bớt lo lắng, cười nhiều
Con người, càng có tuổi càng có nhiều nỗi lo lắng: công việc, gia đình, con cái,… Nỗi lo lắng sẽ thể hiện rõ trên khuôn mặt của mỗi người. Tuy nhiên, lo lắng quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sinh bệnh tật. Vì vậy, hãy cố gắng suy nghĩ tích cực, cười nhiều hơn. Tiếng cười không chỉ có thể làm tăng dung tích phổi mà còn giúp bạn giảm cân, tăng cường sức khỏe cho tim mạch. Cười có thể tiêu hao 40 calo trong 15 phút. Nếu bạn làm điều này mỗi ngày, bạn có thể giảm ít nhất 1,8 kg trọng lượng cơ thể trong một năm.
Khi bạn đang mất kiểm soát cảm xúc, lúc này bạn nên xem phim hài, nghe những câu chuyện cười, hoặc tìm đến một địa điểm nào đó để ăn vặt, hoặc có thể đi mua sắm, hoặc chạy bộ vài vòng,… và hãy nở nụ cười, giúp “sưởi ấm” trái tim.