Gừng dùng làm gia vị hoặc pha nước uống đều có tác dụng nhất định với sức khỏe. Nếu ai đang gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa chỉ cần một thao tác nhỏ với củ gừng sẽ có tác dụng ngay sau 30 phút.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Đa số người Việt khi sử dụng gừng chủ yếu là để làm gia vị, nhất là kết hợp để nấu một số món ăn như canh cải, xào thịt bò, rang gà…Tuy nhiên, ít ai biết được rằng chỉ một thao tác cực kỳ đơn giản, gừng có thể giúp ích rất nhiều cho sức khỏe, nhất là hỗ trợ chức năng tiêu hóa.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Văn Giang, Hưng Yên) cho biết, theo thói quen của nhiều người, gừng thường được kết hợp để nấu món ăn, điều này cũng có những lợi ích nhất định cho cơ thể nhưng không nhiều, mà chủ yếu là tăng hương vị cho món ăn.
Trong đông y, gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Đặc biệt, có một bài thuốc từ củ gừng giúp hỗ trợ tiêu hóa, trị đầy bụng khó tiêu vô cùng hiệu quả nhưng dường như ít người biết và áp dụng.
Theo hướng dẫn của lương y Trung, nếu ai bị đầy bụng khó tiêu, chỉ cần lấy một củ gừng nhỏ nướng lên ăn, việc làm rất đơn giản này sẽ có tác dụng ngay chỉ sau nửa giờ. Với trường hợp không thể ăn gừng nướng có thể dùng gừng tươi thái lát, ngâm với nước ấm làm trà gừng uống. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất vẫn nên dùng gừng nướng rồi ăn.
Với người có vấn đề về tiêu hóa, việc nướng gừng rồi ăn trực tiếp sẽ có tác dụng tức thì. Ảnh minh họa.
Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa tốt, gừng còn là vị thuốc có mặt trong hầu hết các thang thuốc trong đông y dù là bệnh hàn hay bệnh nhiệt. Đặc biệt, gừng còn là phương thuốc hữu hiệu chống lại virus cảm cúm với tính năng tăng cường hệ miễn dịch và giàu chất chống oxy hóa.
Để đạt được hiệu quả, ông Trung khuyên mọi người nên sử dụng gừng vào ban ngày, nhất là vào buổi sáng, lúc này khí trong dạ dày nhiều, ăn hoặc uống một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên, đem lại tác dụng tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, tốt cho tiêu hóa.
Cũng có không ít thông tin cho rằng, ăn gừng buổi tối độc ngang thạch tín, lương y Trung cho rằng thông tin này là không chính xác, vì gừng vẫn được kết hợp để chế biến món ăn vào bữa tối. Tuy nhiên, trong các sách cổ vẫn có khuyên hạn chế dùng nhiều gừng buổi tối vì sẽ gây nóng trong, dễ khiến mất ngủ.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết dù gừng là gia vị tốt nhưng cũng không nên lạm dụng, vì loại củ này thuộc tính nhiệt nên khi ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
Cụ thể, một số người có tạng nóng, hay nhiệt miệng, táo bón, người bị sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Không ăn gừng khi có dấu hiệu hư hỏng, dập thối vì có thể tạo ra độc tố gây hại cho sức khoẻ. Khi sử dụng gừng, chỉ nên rửa sạch phần đất cát, bụi bẩn bám ngoài vỏ, không nên gọt hết vỏ củ gừng vì phần vỏ cũng chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Tin liên quan
Củ này dễ gây cảm xúc trái ngược cho người ăn, ai đã thích thì mê vị ngọt, mùi thơm dịu của nó, ai đã ghét thì không muốn đụng tới vì thấy...
Rau cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt có những loại rau vô cùng giàu protein, tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, với những...
Mùa đông cũng là mùa thu hoạch củ từ ở nhiều địa phương. Đây là loại củ không chỉ dùng làm thực phẩm trong bữa ăn hoặc “ăn chơi” theo mùa mà...
Củ cải trắng có vị hơi cay, đắng nên nhiều người không thích ăn. Tuy nhiên đây là loại củ cực tốt cho sức khỏe, được ví như “nhân sâm mùa...
Tin bài cùng chủ đề Ths.Lương y Vũ Quốc Trung
Các nhà khoa học đã phát hiện ra, cây rau càng cua giàu kali, canxi và chứa chất có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.