Sáng dậy cô gái 17 tuổi bỗng thấy lùn đi 5cm, nhìn phim chụp liền hiểu lý do

Ngày 02/08/2018 19:05 PM (GMT+7)

Khi nhìn vào tấm phim chụp X-quang xương, Tiểu Hoa ở Thiệu Hưng (Trung Quốc) ngay lập tức hiểu ra lý do tại sao bản thân lại có dáng đi và chiều cao thay đổi bất thường.

Hai năm trước, Tiểu Hoa, 17 tuổi, sống ở Thiệu Hưng (Trung Quốc) khi đứng trước gương đột nhiên thấy bản thân như thấp hơn. Sau đó cô quyết định đo lại chiều cao của bản thân thì giật mình khi bị thấp đi 5cm so với lúc trước. Trước đây, Tiểu Hoa cao 1m55 nhưng khi đo, cô chỉ còn có 1m50.

Tiểu Hoa hết sức lo lắng không hiểu lý do tại sao. Không chỉ chiều cao bị giảm, ngay cả dáng đi của cô bé cũng trở nên lạ thường. Thậm chí cô bé cũng cảm thấy khó khăn khi đi bộ, Tiểu Hoa chỉ đi được khoảng 10 mét đã đổ mồ hôi, tức ngực, cảm thấy không có sức lực và có triệu chứng như hen suyễn. Do đó, cô bé phải nghỉ học không ít lần.

Sáng dậy cô gái 17 tuổi bỗng thấy lùn đi 5cm, nhìn phim chụp liền hiểu lý do - 1

Thấy con gái có biểu hiện lạ, gia đình đã đưa Tiểu Hoa đến Bệnh viện Y học cổ truyền ở Tiêu Sơn để khám bệnh. Sau khi chụp chiếu, bác sĩ nhận thấy cột sống của Tiểu Hoa đã bị uốn cong hình chữ S, là biểu hiện của bệnh vẹo cột sống. Ngoài ra, cô bé còn bị loãng xương nghiêm trọng, kiểm tra mật độ xương nhận thấy nó tương tư như của người già 70 tuổi.

Tại sao Tiểu Hoa còn trẻ mà xương đã như cụ bà 70 tuổi?

Bác sĩ đã kiểm tra mức nội tiết và phát hiện ra rằng cô bé bị cường cận giáp với nồng độ phốt-pho thấp và canxi quá cao. Không chỉ vậy Tiểu Hoa còn có một khối u ở khoang mũi và xương sườn.

Tiểu Hoa bị loãng xương cũng có liên quan đến hội chứng cường cận giáp. Bác sĩ , giám đốc bệnh viện nội tiết cho biết, “Cường cận giáp là khi hormone tuyến cận giáp (gọi tắt là PTH) - có khả năng điều chỉnh sự trao đổi chất của canxi và phốt pho, duy trì sự cân bằng canxi - được tiết ra quá nhiều. Khi một hoặc nhiều tuyến này sản xuất ra hormone quá nhiều, dẫn đến mức canxi bất thường (chứng tăng calci huyết) và mức phốt pho trong máu thấp, cấu trúc xương bình thường bị phá hủy, gây loãng xương."

Bệnh này rất nguy hiểm. Nếu nó không được điều trị và kiểm soát hiệu quả sẽ không chỉ gây tổn thương xương, mà còn gây ra sỏi thận, bênh tim mạch.

Sáng dậy cô gái 17 tuổi bỗng thấy lùn đi 5cm, nhìn phim chụp liền hiểu lý do - 2

Để có thể lấy lại chiều cao ban đầu, Tiểu Hoa đã phải trải qua một loạt ca phẫu thuật. Tháng 3/2017, khoa Phẫu thuật và ung thư xương của Bệnh viên y học cổ truyền ở Tiêu Sơn đã tiến hành cắt bỏ khối u khoang mũi và xương sường.

6 tháng sau, phẫu thuật tuyến giáp cho Tiểu Hoa, phục hồi sự trao đổi canxi và phốt pho như bình thường, mức độ loãng xương nhờ thế cũng được cải thiện. Tháng 3/2018, cô bé được tiến hành phẫu thuật vẹo cột sống. Hiện tại Tiểu Hoa đã hồi phục khá tốt và dần lấy lại được chiều cao ban đầu.

Con kêu đau chân nhưng chủ quan không khám, mẹ đau đớn khi biết con bị ung thư xương
Thấy con thường xuyên kêu đau chân, nghĩ là do cho con chạy nhảy nhiều nên mẹ cháu N.V.T 13 tuổi ở Bắc Ninh đã không đưa con đi khám. Chỉ đến khi bị...
Minh Minh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác