Không hẳn lúc nào châm ngôn cũng đúng, chẳng hạn với câu “ăn được, ngủ được là tiên”. Bằng chứng là không thiếu người tuy ngủ gần như đủ 8 giờ trong thời buổi khó ngủ vì cuộc sống căng thẳng nhưng vẫn khổ!
Không hẳn lúc nào châm ngôn cũng đúng, chẳng hạn với câu “ăn được, ngủ được là tiên”. Bằng chứng là không thiếu người tuy ngủ gần như đủ 8 giờ trong thời buổi khó ngủ vì cuộc sống căng thẳng nhưng vẫn khổ! Nghịch lý là họ thậm chí dễ ngủ, đặt lưng ngáy liền nhưng sáng dậy vẫn mệt mỏi bần thần, cứ như đã kéo cày suốt đêm!
Không chỉ khổ lúc bình minh, cảm giác thân thể nặng nề, tinh thần mỏi mệt, tâm trạng chán chường tiếp tục kéo dài suốt ngày khiến nạn nhân lúc nào cũng như robot hết pin! Đa số nạn nhân thường phải uống cà phê nhiều lần trong ngày để đừng ngủ gục. Kết quả trước mắt tuy có nhưng không kéo dài được bao lâu vì dưới ảnh hưởng của caffeine, đường huyết dao động thất thường trong lúc cần làm việc. Khỏi dông dài cũng hiểu số đối tượng này khó có thể làm việc trí óc có hiệu quả. Đó cũng chính là một trong các lý do khiến họ càng lúc càng đãng trí, càng dễ quên chuyện còn nóng hổi mặc dù họ còn rất trẻ.
Vấn đề không dừng lại với bấy nhiêu chuyện nhiêu khê. Chuyên gia về bệnh lý do rối loạn giấc ngủ ở ĐH Stuttgart (Đức) đã khẳng định là nhiều căn bệnh nghiêm trọng, mà đứng đầu là trầm uất, dễ thừa nước đục thả câu nếu tình trạng có ngủ cũng như không kéo dài vài tháng.
Không hẳn lúc nào châm ngôn cũng đúng, chẳng hạn với câu “ăn được, ngủ được là tiên”. Bằng chứng là không thiếu người tuy ngủ gần như đủ 8 giờ trong thời buổi khó ngủ vì cuộc sống căng thẳng nhưng vẫn khổ! (Ảnh minh họa)
Trước đây, thầy thuốc nghi ngờ đằng sau tình trạng sáng nào cũng mỏi mệt có bàn tay phá hoại ngấm ngầm của siêu vi nào đó. May cho bệnh nhân là các nhà nghiên cứu ở ĐH Southampton (Anh) đã phát hiện nguyên nhân của một số trường hợp ngủ rồi vẫn mệt là do bàn tay đánh lén của tập thể chất ôxy hóa, còn có tên chuyên môn là gốc tự do, sản sinh trong cuộc sống tẩm đầy stress của… thủ phạm!
Khi hiểu ra thì mọi chuyện bỗng rõ như ban ngày. Quá thừa chất ôxy hóa thì tế bào thần kinh thiếu dưỡng khí, dẫn truyền thần kinh chạy lạc đường. Người thừa gốc tự do tuy ngủ nhưng giấc ngủ không sâu đến độ có giấc mơ trong đêm, đến độ phế phẩm được thanh lọc khỏi não bộ, đến độ kháng thể được tổng hợp để trung hòa độc chất tích lũy trong cơ thể. Dẫn truyền thần kinh không đến được điểm rơi như mong muốn thì hàng trăm phản ứng biến dưỡng bị rối loạn khiến dưỡng khí đưa vào cơ thể tuy vẫn còn là khí nhưng hết… dưỡng. Nạn nhân vì thế mau mệt, dễ quạu, khó chịu đựng tình huống căng thẳng.
Quả thật đáng tiếc vì không quá phức tạp để bẻ gãy mũi nhọn của chất ôxy hóa. Người phải đồng hành với stress vẫn có thể “làm tới nơi” nếu biết cách kịp thời tiếp sức cho bộ não bằng hoạt chất mang tên “kháng ôxy hóa” để qua đó vô hiệu hóa tác hại của độc chất gốc tự do. Bằng chứng là chất màu anthocyanin trong rau quả, chất thông mạch flavonoides trong cây thuốc rõ ràng có tác dụng cải thiện chức năng tư duy của người lao tâm. Một công trình nghiên cứu được thực hiện ở người suy nhược thần kinh cho thấy 70% có giấc ngủ được cải thiện chất lượng sau 2 tuần có hoạt chất sinh học trong phác đồ điều trị, thay vì chỉ nuốt thuốc ngủ mỗi khi tâm thần bất an.
Chuyện đời xưa nay vẫn thế. Lắm chuyện trớ trêu chỉ vì thiếu... chút xíu. Muốn não lúc nào cũng tươi thường khi chỉ cần trang điểm cho não ít gam màu của sức sống từ thiên nhiên. Kẹt là nhiều người, thầy thuốc lẫn bệnh nhân, vẫn còn khuynh hướng tìm mặt trăng giữa ban ngày!