Mùa hè đến dưa hấu là loại quả nhiều người thích, tuy nhiên nếu không biết bảo quản dưa hấu có thể cướp đi sinh mạng, trường hợp của người phụ nữ 53 tuổi là một minh chứng.
Cô Lưu năm nay 53 tuổi và sống ở Hán Dương, Vũ Hán, cuộc sống hàng ngày vô cùng tiết kiệm. Miếng dưa hấu để 2 ngày không nỡ vứt bỏ, cô Lưu đã lấy ra ăn. Không lâu sau khi ăn, cô Lưu xuất hiện triệu chứng sốt và ớn lạnh, và nghĩ rằng không có vấn đề gì nghiêm trọng, nên cô Lưu không quan tâm.
Cô Lưu bị nhiễm trùng vi khuẩn sau khi ăn dưa hấu. (Ảnh minh họa)
Sau khi thức dậy vào ngày hôm sau, cô Lưu cảm thấy hai mắt mơ màng choáng váng, đôi chân yếu ớt, đi không vững, còn không ngừng run rẩy, gia đình vội đưa cô đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ Thẩm Tam Anh, trưởng Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhân dân số 1 Vũ Hán chẩn đoán, bệnh nhân bị nhiễm trùng vi khuẩn nghiêm trọng.
Bác sĩ phát hiện ra rằng cô Lưu khi đến bệnh viện đã xuất hiện tình trạng sốc huyết áp, chỉ có 70mmHg/40mmHg. Cuộc kiểm tra cho thấy chỉ số nhiễm trùng trong cơ thể gấp vài nghìn lần bình thường, đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.
Bác sĩ Thẩm Tam Anh cho rằng, vi khuẩn xâm nhập vào máu từ đường ruột, gây nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng, sinh mệnh của bệnh nhân đang bị đe dọa, và cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Sau khi điều trị chống nhiễm trùng mạnh, truyền dịch, tăng cường chống sốc,… tình trạng của cô Lưu dần ổn định.
Lưu ý khi bảo quản dưa hấu
Không bảo quản ở nhiệt độ phòng quá 4 giờ
Tốt nhất là ăn dưa hấu ngay sau khi bổ. Trong môi trường nóng, nhiệt độ cao, dù là một nửa hoặc một miếng dưa hấu nhỏ, nếu không có bất kỳ sự bảo vệ nào, vi khuẩn sẽ phát triển trong vòng 6 giờ. Sau khi cắt, dưa hấu chỉ được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng 4 giờ. Nếu ăn dưa không hết, cần được bảo quản tủ lạnh càng sớm càng tốt và cố gắng đảm bảo tính đầy đủ.
Bảo quản lạnh không quá 24 giờ
Bác sĩ Thẩm Tam Anh nói rằng, tủ lạnh không phải là "hộp an toàn" như mọi người nghĩ. Một số vi khuẩn không những không sợ lạnh, mà tủ lạnh còn là nơi chúng thích, như Listeria và Yersinia enteratioitica, thích phát triển và sinh sản trong tủ lạnh. Dưa hấu để trong tủ lạnh tối đa 24 giờ. Khi lấy dưa hấu ra khỏi tủ lạnh, phải cắt bỏ bề mặt dưa hấu khoảng 1 cm.
Cách tốt nhất để bảo quản dưa hấu
Đầu tiên, sử dụng màng bọc thức ăn đầy đủ tiêu chuẩn. Tiếp theo trong quá trình bọc trái cây, chú ý rửa sạch thớt, dao và tay. Cần lưu ý rằng bản thân màng bọc không có chức năng khử trùng hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vì vậy sau khi bọc màng bọc, dưa hấu phải được bảo quản trong tủ lạnh ngay lập tức. Hoặc có thể cắt dưa hấu thành miếng nhỏ bỏ vào hộp nhựa và bảo quản trong tủ lạnh, tránh lây nhiễm vi khuẩn từ vỏ quả dưa hấu.
Một số loại thực phẩm không nên lưu giữ trong tủ lạnh
1. Chuối
Chuối xanh cần được giữ ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Chuối chín nếu nhiệt độ quá lạnh, nó có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay khi chín.
2. Cà chua
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cà chua bảo quản ở môi trường tự nhiên có hương vị thơm ngon hơn hẳn loại để trong tủ lạnh. Việc để cà chua ở nhiệt độ dưới 12 độ C sẽ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của loại quả này. Nhiệt độ lạnh làm thay đổi kết cấu tự nhiên, cản trở việc sản sinh ra các hợp chất dễ bay hơi có trong cà chua. 65% các hợp chất này sẽ biến mất nếu để trong tủ lạnh. Cách tốt nhất bạn nên để cà chua ở môi trường tự nhiên, thoáng mát.
3. Hành tây
Hành tây có xu hướng bị mềm đi hoặc nấm mốc nếu để trong tủ lạnh quá lâu. Đặc biệt, nếu hành tây đã được cắt nhỏ, chúng sẽ bị khô ngay kể cả khi bạn đã bọc chặt. Ngoài ra, hành tây có mùi rất hăng, có thể lây lan trong môi trường kín như tủ lạnh, làm cho toàn bộ thực phẩm khác đều bị nhiễm mùi.
4. Khoai tây
Khi nhiệt độ ở dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây bắt đầu bị phá vỡ, chuyển thành đường. Như vậy, hương vị của thực phẩm này sẽ không còn ngon và bổ dưỡng như trước.
5. Mật ong, sô cô la
Thực phẩm có hàm lượng đường cao có áp suất thẩm thấu cao và hàm lượng nước thấp, không dễ bị hỏng, chúng nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Sau khi đặt trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp có thể thúc đẩy quá trình kết tinh đường trong các thực phẩm này, ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của thực phẩm.
6. Cà phê
Bạn đừng bao giờ để cà phê trong tủ lạnh bởi nó có thể lấy đi hương vị của những loại thực phẩm khác, đồng thời cũng mất đi mùi vị đặc trưng. Bạn nên bảo quản cà phê ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
7. Thuốc bắc
Các loại thuốc bắc được bảo quản trong tủ lạnh. Không chỉ các loại vi khuẩn khác nhau dễ dàng xâm nhập vào dược liệu, mà còn dễ dàng làm ẩm và phá hủy các dược tính của thuốc.