Dưa chuột là loại thực phẩm khá quen thuộc trong các bữa ăn gia đình. Nó chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Vậy bạn đã biết rõ về những tác dụng và tác hại của dưa chuột chưa?
Nhiều người thường nghĩ dưa chuột là một loại rau nhưng trên thực tế, nó được xếp vào một loại trái cây. Dưa chuột chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cũng như hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa và điều trị một số căn bệnh.
Dưa chuột có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa nhiều nước và chất xơ hòa tan, vô cùng lý tưởng để thúc đẩy quá trình hydrat hóa và hỗ trợ giảm cân.
Tác dụng của dưa chuột
1. Chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi
Dưa chuột chứa ít calo nhưng lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Trong một quả dưa chuột sống chưa gọt vỏ, tương đương 300 g dưa chuột có chứa:
- Lượng calo: 45
- Tổng chất béo: 0 gram
- Carbs: 11 gram
- Chất đạm: 2 gam
- Chất xơ: 2 gam
- Vitamin C: 14% RDI (Lượng hấp thu hàng ngày tham khảo)
- Vitamin K: 62% RDI
- Magiê: 10% RDI
- Kali: 13% RDI
- Mangan: 12% RDI
Ngoài ra, một quả dưa chuột có chứa 96% là nước. Nên sử dụng dưa chuột cả vỏ bởi nếu nạo bỏ phần vỏ thì bạn sẽ làm lãng phí một lượng khá lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất.
2. Chứa các chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là các phân tử ngăn chặn quá trình oxy hóa, một phản ứng hóa học tạo thành các nguyên tử có phản ứng cao với các điện tử chưa ghép đôi, được gọi là các gốc tự do. Sự tích tụ của các gốc tự do có thể dẫn đến nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiểm tới sức khỏe. Căng thẳng oxy hóa do các gốc tự do gây ra có liên quan đến các bệnh ung thư, bệnh tim, phổi và bệnh tự miễn dịch.
Giống như nhiều loại trái cây và rau củ, dưa chuột cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các căn bệnh trên. Trong cuộc nghiên cứu kéo dài 30 ngày, dưa chuột giúp làm tăng đáng kể một số dấu hiệu hoạt động chống oxy hóa và cải thiện tình trạng chống oxy hóa.
Trong cuộc điều tra các đặc tính chống oxy hóa của dưa chuột, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng có chứa flavonoid và tannin, là hai nhóm hợp chất đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn chặn các gốc tự do có hại.
3. Thúc đẩy quá trình hydrat hóa
Nước rất quan trọng đối với chức năng của cơ thể, đóng nhiều vai trò quan trọng. Nó tham gia vào các quá trình như điều chỉnh nhiệt độ, vận chuyển các chất thải và chất dinh dưỡng. Do đó, quá trình hydrat hóa có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ hoạt động thể chất đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Ngoài việc uống nước và các chất lỏng khác mỗi ngày, mỗi người có thể bổ sung 40% nước cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống của mình. Trong đó, việc ăn rau và trái cây có tác động lớn đến cải thiện quá trình hydrat hóa.
Vì dưa chuột có khoảng 96% là nước nên nó vô cùng hiệu quả trong việc thúc đẩy quá trình hydrat hóa, giúp cơ thể bạn đáp ứng nhu cầu chất lỏng hàng ngày.
4. Hỗ trợ giảm cân
Dưa chuột có thể giúp chúng ta giảm cân theo nhiều cách khác nhau. Đầu tiên, nó chứa rất ít calo. Trong 104 gram dưa chuột chỉ chứa 16 calo, trong khi một quả dưa chuột thông thường cũng chỉ chứa 45 calo. Do đó, bạn có thể ăn dưa chuột thoải mái mà không sợ tăng cân.
Hàm lượng nước cao trong dưa chuột cũng hỗ trợ giảm cân hiệu quả vì giúp duy trì cảm giác no lâu, từ đó giảm bớt lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Dưa chuột có thể dễ dàng kết hợp với nhiều món ăn như salad, bánh mì hay các món ăn phụ khác, thay thế cho các thực phẩm có lượng calo cao hơn.
5. Giảm lượng đường trong máu
Theo một số nghiên cứu, dưa chuột có tác dụng giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa một số biến chứng của bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, dưa chuột còn có thể có hiệu quả trong việc giảm stress oxy hóa và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
6. Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm táo bón
Mất nước là một trong số những yếu tố chính gây ra táo bón. Trong khi đó, dưa chuột chứa nhiều nước và thúc đẩy quá trình hydrat hóa, từ đó giúp ngăn chặn táo bón.
Hơn nữa, dưa chuột cũng chứa nhiều chất xơ, nhờ đó giúp điều chỉnh nhu động ruột. Đặc biệt trong dưa chuột có chứa pectin, một loại chất cơ hòa tan giúp tăng tần suất chuyển động của ruột, đồng thời cung cấp cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột để cải thiện sức khỏe tiêu hóa.
Tác dụng phụ của dưa chuột
1. Gây lão hóa sớm
Thường được sử dụng làm nguyên liệu làm đẹp nhưng thực tế, dưa chuột lại có nguy cơ gây lão hóa sớm nếu ăn quá nhiều. Nguyên nhân là bởi trong dưa chuột có chứa khá nhiều vitamin C, trong khi đó tiêu thụ quá nhiều vitamin C lại có thể gây phản tác dụng, chống lại các chức năng cơ bản của chính nó, chống lại bản chất chống oxy hóa, gây sự phát triển và lây lan của các gốc tự do.
Các gốc tự do phát triển sẽ tạo điều kiện cho các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch..., đồng thời gây lão hóa sớm, nổi mụn, da xấu đi...
2. Nhức đầu và khó thở
Dưa chuột cũng chứa nhiều kali. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều kali trong máu dễ dẫn dến suy giảm chức năng thận, gây buồn tiểu thường xuyên, đầy hơi và đau bụng. Thành phần dưa chuột có tới hơn 90% là nước. Nếu lượng nước trong cơ thể cao hơn khối lượng ròng của máu, nó sẽ gây sức ép lên các mạch máu và tim. Từ đó gây ra sự mất cân bằng chất điện giải trong máu, gây hiện tượng thẩm thấu trong tế bào. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng nhức đầu và khó thở.
3. Mất nước
Mặc dù dưa chuột chứa rất nhiều nước nhưng việc ăn quá nhiều dưa chuột lại khiến cơ thể bị mất nước, điều này hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học. Do dưa chuột có tính lạnh nên sẽ lợi tiểu, nếu ăn nhiều sẽ gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên, từ đó dẫn đến mất nước và mất chất điện từ. Vì vậy, những người có nguy cơ mắc bệnh về thận nên chú ý khi sử dụng dưa chuột.
4. Gây dị ứng
Mặc dù không thường xuyên nhưng một số người có thể bị dị ứng khi ăn dưa chuột. Dị ứng dưa chuột thường xuất hiện ở khoang miệng, với các triệu chứng như ngứa và sưng trong miệng. Nếu bị dị ứng dưa chuột, bạn có thể khắc phục bằng cách nấu chín thay vì ăn sống.
5. Lưu ý khi chọn dưa chuột
Một số quả dưa chuột có thể có vị đắng ở phần cuống. Nhiều người cho rằng điều này là bình thường nhưng trên thực tế, vị đắng này chính là các độc tố như cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic, có thể gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Nếu cơ thể ngấm độc tố với lượng nhiều thậm chí còn có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Nguồn tham khảo: 7 Health Benefits of Eating Cucumber - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 19/5/2017. |