Tác dụng của quả la hán là gì? Bà bầu có nên ăn quả la hán không?

Khánh Hằng - Ngày 08/07/2021 16:38 PM (GMT+7)

Quả la hán được nhiều người yêu thích vì vị ngon và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Quả la hán là quả gì?

La hán có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle, là loại cây thuộc loại thân leo sống quanh năm. Thân cây có thể dài từ 1-3 m, dọc thân cây có nhiều tua cuốn, lá hình tim nhọn, chiều dài lá khoảng 10-20 cm, rộng 3,5-12cm, hoa mọc theo chùm, mỗi chùm 3-5 bông, cánh hoa mỏng màu vàng nhạt. Cây la hán được trồng nhiều ở miền bắc Thái Lan và miền nam Trung Quốc.

Quả la hán có hình cầu, đường kính 5-8 cm, màu xanh lục. Khi phơi khô, mỏ quả la hán chuyển sang màu nâu vàng hoặc nâu đen, bên ngoài bóng và phủ một lớp nhung mỏng. Quả la hán có vị bùi, ngon ngọt. Những quả này thường được thu hái vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Những quả già, to và lắc có tiếng kêu sẽ được hái mang về phơi trước khi sử dụng.

Tác dụng của quả la hán là gì? Bà bầu có nên ăn quả la hán không? - 1

Thành phần dinh dưỡng của quả la hán bao gồm: vitamin C, sắt, kẽm, mangan, glucose, niken, thiếc và nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe.

Theo đông y, quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông huyết, nhuận tràng, long đờm, giảm ho, trị táo bón, nóng trong người, đại tiện ra máu, ho gà, ho có đờm, viêm phế quản, viêm họng, dị ứng, lao phổi…

Tác dụng của quả la hán

1. Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Trong quả la hán có chứa nhiều mogrosid - thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng của quả. Chất này cũng đã được khoa học chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó giúp làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật.

2. Ngăn ngừa béo phì và tiểu đường

Vị ngọt tự nhiên trong loại quả la hán có thể thay thế đường khi chế biến một số món ăn, thức uống. Loại dược liệu này cũng chứa hàm lượng calo tương đối thấp nên đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh béo phì và tiểu đường. Người dùng thường xuyên cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm này.

Trong nhiều thế kỷ, y học cổ truyền Trung Quốc cũng đã sử dụng quả la hán như một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Loại thảo mộc này hoạt động bằng cách giảm lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.

3. Thanh nhiệt, tiêu viêm, trị nóng trong, táo bón

Tác dụng của quả la hán là gì? Bà bầu có nên ăn quả la hán không? - 2

Quả la hán thường được dân gian dùng nấu nước uống để giải nhiệt cơ thể mỗi khi cần thanh nhiệt hay bị táo bón. Ngoài ra, loại thảo mộc này cũng thể hiện đặc tính chống viêm. Nó giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể, giảm sưng và đau ở vùng bị ảnh hưởng.

4. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Chất chống oxy hóa trong quả la hán có khả năng ức chế sự sinh sôi của các khối u, ngăn chặn tế bào ung thư di căn. Mặc dù người bệnh ung thư cần kiêng đường nhưng chất ngọt trong quả la hán là đường tự nhiên nên không gây ảnh hưởng xấu đến bệnh ung thư như các loại đường nhân tạo.

5. Ngăn ngừa nhiễm trùng

Tác dụng kháng khuẩn của quả la hán có thể thay thế thuốc kháng sinh trong những trường hợp nhiễm trùng không quá nghiêm trọng. Khi tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm trên những bệnh nhân bị sâu răng và bệnh nha chu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra loại dược liệu từ quả la hán có khả năng ức chế vi khuẩn đáng kinh ngạc. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm candida.

6. Cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi

Quả la hán có chứa chất ngọt tự nhiên giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, giảm mệt mỏi sau khi vận động hay lao động nặng nhọc.

7. Giải độc, kích thích tiêu hóa

Quả la hán có tính lạnh giúp làm mát máu, hỗ trợ giải độc gan, làm sạch đường ruột. Đồng thời, loại dược liệu này còn được biết đến với tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.

8. Ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và tim mạch

Uống nước la hán có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho gà, viêm phế quản, viêm thanh quản hay ho. Một số trường hợp cao huyết áp, xơ cứng động mạch sử dụng loại thảo dược này cũng thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.

9. Chăm sóc tóc, làm đẹp da

Tác dụng của quả la hán là gì? Bà bầu có nên ăn quả la hán không? - 3

Quả la hán được nhiều người ưu ái gọi với cái tên "tiên quả". Sở dĩ như vậy vì nó không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất quý giúp làm mịn da, dưỡng tóc mềm mượt. Uống nước la hán có tác dụng làm đẹp da, đẹp tóc và ngăn ngừa nhiều bệnh tật cho cơ thể.

10. Hỗ trợ giảm cân

Quả la hán hầu như không có calo, carbs hoặc chất béo nên nó vô cùng thích hợp cho những người đang có nhu cầu giảm cân. Bạn có thể tiết kiệm đáng kể lượng calo và carbs bằng cách dùng đường từ quả la hán thay thế cho đường ăn hàng ngày. 

Tác dụng của quả la hán với bà bầu

1. Tác dụng của quả la hán với bà bầu

- Trị ho, nhuận phổi

- Giảm đường huyết, ngăn chặn tiểu đường thai kỳ

- Giảm táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa

- Thanh nhiệt, giải độc

- Làm đẹp da.

2. Lưu ý khi dùng quả la hán cho bà bầu

- Chỉ nên sử dụng 1-2 quả la hán mỗi ngày do loại quả này có tính hàn và chứa nhiều chất dinh dưỡng, nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa...

- Bà bầu không nên dùng quả la hán với các loại thảo dược, thực phẩm chức năng khác hoặc các loại thuốc trị bệnh.

- Nếu đang gặp tình trạng cảm lạnh, tiêu chảy, nhiễm hàn... hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong quả la hán thì không nên sử dụng.

Nguồn tham khảo:

Why Everyone's Going Mad for Monk Fruit - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 12/10/2017.

Tác dụng của nước đậu đen? Những ai không nên uống nước đậu đen?
Đậu đen là thực phẩm vô cùng quen thuộc và đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như rất tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm phòng bệnh

Khánh Hằng (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan