Nhụy hoa nghệ tây được xem là một trong những loại gia vị đắt đỏ nhất thế giới, có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh và làm đẹp.
Nghệ tây (tên khoa học là Crocus sativus) hay còn được biết đến dưới tên gọi saffron, là một loại thực vật lâu năm được trồng phần lớn ở Iran và một số quốc gia khác như Tây Ban nha, Ấn Độ và Hy Lạp. Hoa nghệ tây có màu tím nhạt, nhụy màu đỏ giống như sợi chỉ.
Nhụy hoa nghệ tây được coi là một trong những loại gia vị đắt nhất thế giới. Nó không chỉ được sử dụng trong nấu nướng mà còn được dùng như một loại thảo dược chữa bệnh và làm đẹp cho phụ nữ.
Thành phần dinh dưỡng của nhụy hoa nghệ tây
Nhụy hoa nghệ tây chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và hợp chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe:
- Vitamin: Nhụy hoa nghệ tây chứa rất nhiều loại vitamin A, bao gồm retinal, retinol, axit retinoic và các carotenoid tiền vitamin A, ngoài ra còn chứa vitamin B1, B2, B3, B6, B9 và vitamin C.
- Chất khoáng: Mangan, sắt, kali, magie...
- Các hợp chất khác: Ngoài các vitamin và khoáng chất, nhụy hoa nghệ tây còn chứa rất nhiều hợp chất có lợi khác như Picrocrocin là hợp chất chịu trách nhiệm chính giúp tạo nên hương vị mạnh mẽ của nhụy hoa nghệ tây; Safranal mang đến cho nhụy hoa nghệ tây mùi thơm đặc trưng; Crocin tạo nên màu cam đậm cho loại gia vị này.
Tác dụng của nhụy hoa nghệ tây
- Cải thiện trí nhớ
- Chống trầm cảm
- Phòng ngừa các bệnh tim mạch
- Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ
- Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, ngủ ngon hơn
- Cải thiện hệ tiêu hóa
- Tăng cường thị lực
- Hỗ trợ điều trị ung thư
- Làm đẹp da.
Ai không nên uống nhụy hoa nghệ tây?
Các chuyên gia y tế đã chứng minh rằng nhụy hoa nghệ tây an toàn cho hầu hết mọi người, tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa, có thể xảy ra một số tác dụng phụ như khô miệng, bồn chồn, buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
Ngoài ra, những người có tình trạng sức khỏe đặc biệt cũng nên cân nhắc khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây và các chế phẩm từ nó, điển hình là những đối tượng sau:
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Nhụy hoa nghệ tây có chứa những đặc tính có thể gây ra tình trạng co bóp tử cung, dễ gây ra sảy thai sớm. Do đó, phụ nữ có thai nên cẩn thận khi sử dụng loại gia vị này. Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú cũng nên cân nhắc khi dùng nhụy hoa nghệ tây để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
- Người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực: Nhụy hoa nghệ tây có chứa một số chất có thể ảnh hưởng tới tâm trạng. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng những người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực không nên sử dụng nó.
- Người bị bệnh tim mạch: Nhụy hoa nghệ tây có ảnh hưởng đến tốc độ cũng như cường độ đập của tim. Dù một trong các tác dụng của nhụy hoa nghệ tây là phòng ngừa bệnh tim mạch, nhưng bạn không nên dùng nó khi đã mắc căn bệnh này. Sử dụng một lượng lớn nghệ tây có khả năng gây chuyển biến xấu ở một số người mắc bệnh tim.
- Người có huyết áp thấp: Một trong những tác dụng khác của loại dược liệu này là làm giảm huyết áp. Vì vậy, những người bị huyết áp thấp nên hạn chế và cẩn thận khi sử dụng.
- Người bị dị ứng với những loài thực vật thuộc họ với lúa mạch đen, ôliu hay rau dền: Những người bị dị ứng với các loại thực vật trên cũng có nguy cơ cao dị ứng với nhụy hoa nghệ tây.
Uống nhụy hoa nghệ tây vào lúc nào?
Các nhà khoa học cho biết nhụy hoa nghệ tây có thể uống vào mọi thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, để phát huy được tác dụng tốt nhất của loại thảo dược này với cơ thể, bạn nên uống vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30-40 phút.
Một số cách sử dụng nhụy hoa nghệ tây:
- Pha trà nhụy hoa nghệ tây với nước ấm.
- Pha trà nhụy hoa nghệ tây với hoa cúc.
- Uống nhụy hoa nghệ tây với sữa tươi không đường.
- Uống nhụy hoa nghệ tây ngâm mật ong.
Cách bảo quản nhụy hoa nghệ tây
Cách bảo quản nhụy hoa nghệ tây không quá cầu kỳ. Bạn có thể lưu trữ trong lọ thủy tinh tối màu, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời hoặc ánh sáng đèn trong nhà. Ngoài ra, bạn nên để ở nơi khô ráo thoáng mát, không nên bỏ vào trong tủ lạnh để nhụy hoa nghệ tây lưu giữ được lâu hơn và không làm giảm tác dụng.