Tại sao có phụ nữ nhiều lông trên cơ thể nhưng người khác lại thưa thớt, cái nào tốt hơn?

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 29/09/2021 19:40 PM (GMT+7)

Tại sao một số cô gái có lông trên cơ thể nhiều hơn so với những người khác và liệu rậm lông hay lưa thưa cái nào sẽ có lợi hơn?

Con người ai cũng có lông trên cơ thể như tóc, lông tay, lông chân, lông mũi,... Thông thường đàn ông rậm lông hơn so với phụ nữ và đôi khi đây còn được xem là đặc điểm chứng tỏ sự mạnh mẽ, nam tính của nam giới.

Tuy nhiên không ít chị em lo lắng khi lông trên cơ thể mình nhiều hơn so với người khác và có lúc cũng chẳng kém đàn ông khiến họ cảm thấy mất tự tin về ngoại hình.

Vậy tại sao một số phụ nữ lại có nhiều lông trong khi những người khác có lông thưa thớt. Cái nào tốt hơn?

Những nguyên nhân khiến chị em có lông nhiều hoặc ít hơn người khác?

1. Do di truyền

Gene của con người rất mạnh mẽ. Chúng ta có thể thấy các đặc điểm trên khuôn mặt con cái thường trông rất giống cha hoặc mẹ. Ngoài ngoại hình, lông trên cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng do gene di truyền.

Nếu cha mẹ có ít lông trên cơ thể thì con cái cũng có thể bị ảnh hưởng tương tự và ngược lại.

Lông nhiều hay ít có thể do di truyền từ gia đình. (Ảnh minh họa)

Lông nhiều hay ít có thể do di truyền từ gia đình. (Ảnh minh họa)

2. Ảnh hưởng của nồng độ estrogen

Estrogen liên quan đến sự phát triển của lông và cả quá trình rụng lông. Ví dụ, khi mang thai, nồng độ estrogen của phụ nữ cao hơn bình thường, điều này báo hiệu nhiều nang lông phát triển hơn nên chị em sẽ thấy cơ thể mọc lông nhiều hơn ở một vài chỗ.

Nhưng sau khi mang thai hoặc trong và sau thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm, lông sẽ rụng dần. Nếu nồng độ estrogen giảm mạnh, lông sẽ rụng rất nhanh, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy điều này ở tóc khi chúng rụng nhiều, tạo ra các mảng hói trên đầu. 

3. Do ảnh hưởng của nội tiết tố nam

Tóc nữ giới tăng hoặc rụng đột ngột thường là do mất cân bằng bài tiết nội tiết tố androgen vốn có ở nam và nữ nhưng số lượng lại khác nhau (thường nhiều hơn ở nam giới). Nếu hàm lượng nội tiết tố nam trong cơ thể tăng cao chắc chắn sẽ khiến lông mọc nhiều hơn. Hơn 90% phụ nữ mắc chứng rậm lông có nồng độ nội tiết tố nam cao hơn.

Rụng tóc nhiều ở nữ cũng là một dấu hiệu của việc nội tiết tố nam giới quá cao. Sau khi bước vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen của phụ nữ giảm và nội tiết tố nam tăng cao, nhiều phụ nữ sẽ thấy tóc bắt đầu mỏng đi nhưng lông mặt lại dày hơn, thậm chí thỉnh thoảng còn mọc lông ở cằm.

4. Ảnh hưởng của thuốc

Cơ thể hoặc lông mọc quá nhiều cũng có thể do dùng bất kỳ loại thuốc nào sau đây:

- Minoxidil, được sử dụng để kích thích mọc tóc.

- Anabolic steroid, là các biến thể tổng hợp của testosterone.

- Testosterone, có thể được thực hiện trong trường hợp thiếu hụt testosterone.

- Cyclosporine, là một loại thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng trước khi cấy ghép nội tạng.

Một số loại thuốc ăn kiêng phụ nữ sử dụng chứa hàm lượng hormone cao, nếu uống vào sẽ gây rối loạn nội tiết tố, dẫn đến lông trên cơ thể mọc nhiều hơn.

Nên hạn chế dùng các loại thuốc nội tiết tố, muốn giảm cân nên áp dụng các phương pháp khoa học, lành mạnh để đạt được hiệu quả mà không bị phản tác dụng.

5. Các vấn đề về buồng trứng

Người phụ nữ mắc a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/u-nang-buong-trung-p1223c131.htmlu nang buồng trứng/a có thể mọc râu trên mặt như đàn ông. (Ảnh minh họa)

Người phụ nữ mắc u nang buồng trứng có thể mọc râu trên mặt như đàn ông. (Ảnh minh họa)

Nếu rậm lông kèm theo kinh nguyệt không đều thì rất có thể là bệnh lý ở buồng trứng. Nguyên nhân phổ biến nhất là hội chứng buồng trứng đa nang. Các u nang lành tính hình thành trên buồng trứng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều và giảm khả năng sinh sản.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường có biểu hiện mọc nhiều lông đặc biệt là ở bắp chân, cánh tay, đường giữa bụng, âm hộ và xung quanh hậu môn. 

Nhiều lông hay ít lông sẽ tốt hơn?

Cơ thể ít hay nhiều lông là chuyện bình thường, nhiều lông hơn chứng tỏ tuyến mồ hôi phát triển tốt và khả năng làm mát mạnh. Nhiều chị em rất ghét việc có nhiều lông trên cơ thể nên thường tìm cách nhổ hay triệt đi nhưng thực tế cơ thể có nhiều lông không hẳn là điều xấu, trừ khi bạn rơi vào tình trạng rậm lông quá mức hoặc đột nhiên lông tăng trưởng mạnh. Nếu bạn có lông nhiều hơn một chút so với những người khác cũng là một điều có lợi, đặc biệt với sức khỏe.

Des Tobin, giáo sư sinh học tế bào tại Đại học Bradford cho biết lông ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều quan trọng để duy trì sức khỏe làn da. Mỗi nang lông không chỉ tạo ra sợi lông mà còn có nhiều mạch máu, dây thần kinh và chất béo xung quanh. 

Các nang lông cũng rất giàu tế bào gốc giúp da lành lại. Nếu bạn so sánh sẽ thấy vết thương ở nơi có nhiều nang lông thường nhanh lành hơn so với vết thương ở nơi ít nang lông hơn.  

Hơn nữa, lông trên cơ thể cũng giúp bảo vệ bạn khỏi ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, đồng thời cũng giữ lại hơi ấm ở gần da, từ đó giúp cơ thể ấm hơn. 

Nhiều người nghĩ rằng lông trên cơ thể là xấu nên cạo đi nhưng thực tế lông nhiều một chút cũng có lợi. (Ảnh minh họa)

Nhiều người nghĩ rằng lông trên cơ thể là xấu nên cạo đi nhưng thực tế lông nhiều một chút cũng có lợi. (Ảnh minh họa)

Không chỉ lông trên tay, chân, lông ở một số vùng trên cơ thể cũng có vai trò quan trọng. Chẳng hạn như lông mọc trong lỗ mũi cũng giúp ngăn chặn các vật lạ, chẳng hạn như bụi, xâm nhập vào mũi và phổi, theo bác sĩ George Murty, chuyên gia tư vấn tai mũi họng tại Bệnh viện Đại học Leicester.

Một chức năng khác của lông là giúp các vùng da dễ cọ xát vào nhau không gây tổn thương cho nhau. Trớ trêu thay, đây thường là những khu vực mà chúng ta ít muốn có lông nhất, chẳng hạn như nách và vùng bikini. Việc tẩy lông nhiều lần ở các khu vực này, dù bằng phương pháp nào, đôi khi có thể gây ra nhiễm trùng nhỏ gọi là viêm nang lông.

Lông mày rậm giúp bảo vệ mắt khỏi các giọt mồ hôi và bụi. Lông mi cũng giúp ngăn bụi rơi vào mắt và giữ ẩm. Tuy nhiên, bạn sẽ không muốn lông mi mọc quá dài. Một nghiên cứu từ Viện Công nghệ Georgia ở Mỹ cho thấy nếu lông mi dài hơn một phần ba chiều rộng của mắt sẽ làm tăng luồng không khí xung quanh mắt và có thể làm bạn bị khô mắt.

Nữ giới nếu mọc lông ở khu vực này nên cảnh giác kẻo có thể mắc bệnh gây vô sinh
Phụ nữ mọc lông chân tay là bình thường nhưng nếu bạn đột nhiên mọc lông ở ngực, bạn cần kiểm tra xem đó là vấn đề sinh lý hay bệnh lý.

Bệnh phụ nữ

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác