Sau khi ăn cơm xong, rất nhiều người không muốn rửa bát ngay, mà ngâm tất cả bát đũa vào trong chậu. Không ngờ, hành động này lại đang nuôi dưỡng vi khuẩn.
Sau khi ăn, trong 4 giờ phải rửa bát đĩa
Khoảng thời gian thích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào bát đĩa là trong khoảng từ 1 đến 4 tiếng sau khi ăn. Nội trong vòng từ 8-18 tiếng, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng.
Ngâm bát đĩa quá lâu sẽ sản sinh rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe
Nếu cứ sau 20 phút, 1 vi khuẩn lại phân tách thành 8, thì sau 10 giờ vi khuẩn có thể phân tách thành hơn 1 tỷ vi khuẩn. Vì vậy, các bộ đồ ăn đã được sử dụng, không nên ngâm, cố gắng rửa sạch sau khi ăn hoặc trong vòng 4 tiếng phải rửa, bởi thời gian này vi khuẩn chưa phân tách.
Khi rửa chén bát cần chú ý những điểm sau
1. Rửa riêng biệt bát đĩa có dầu ăn
Trước khi rửa nên phân loại bát đĩa và nên rửa loại có dính nhiều dầu ăn trước.
Rất nhiều người trước khi rửa bát thích đem tất cả các loại bát rửa cùng nhau, trên thực tế những việc làm này không chỉ làm tăng khó khăn trong việc làm sạch bát đĩa, mà còn làm tăng khối lượng công việc. Khi rửa bát, trước tiên nên phân loại bát đũa, chọn rửa những loại bát có nhiều dầu trước, sau đó rửa sạch loại bát đựng các món ăn không dầu.
2. Dầu trong bát đĩa không nên đổ trực tiếp vào cống
Nếu trong bát đĩa có chứa mỡ động vật, mọi người nên dùng giấy lau trước khi rửa. Vì mỡ động vật có độ nhớt cao hơn, nếu đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước, điều này dễ dàng gây tắc nghẽn cống rãnh.
3. Rửa bát có thể dùng tinh bột thay vì dầu rửa bát
Nếu rửa bát bằng dầu, cố gắng tráng lại nước nhiều để khử mùi hóa chất.
Dùng dầu rửa bát rất thuận tiện, cũng có thể rửa rất sạch, nhưng cũng phải rửa lại bằng nước nhiều lần mới sạch hết mùi hóa chất còn lưu lại trên bát đĩa. Thực tế có thể dùng tinh bột thay thế chất tẩy rửa. Đây là vì tinh bột trong gạo có thể kết hợp với dầu mỡ, tạo thành một phức hợp chất béo tinh bột, rất dễ bị cuốn trôi bởi nước.
4. Rửa bát đĩa không được quên rửa phần đáy bên ngoài
Khi rửa bát đĩa, một số người chỉ chú ý vào rửa bên trong của bát đĩa, mà không chú ý đến đáy bên ngoài bát đĩa, kết quả là khi bát đĩa được xếp chồng lên nhau, khiến các loại vi khuẩn lây nhiễm chéo. Do vậy, muốn bát đĩa thật sạch sẽ thì không nên bỏ qua phần đáy phía ngoài của bát đĩa.
5. Lau hoặc phơi khô bát đĩa sau khi rửa
Khăn lau bát đĩa phải đảm bảo vệ sinh, tránh tình trạng vi khuẩn lây nhiễm chéo
Khi lau bát đũa, các bạn cần đảm bảo vệ sinh của khăn lau, tránh dùng khăn cũ, mốc, ẩm… Các yếu tố gây bệnh có thể ẩn chứa trong đó và đi vào cơ thể.
Một mẹo nhỏ cho các bạn là chọn loại khăn mềm, thấm nước tốt để lau. Sau khi lau, chúng ta cần giặt sạch và phơi khô khăn để còn dùng cho những lần sau. Hoặc có thể phơi bát khô tự nhiên trước khi cho bát lên kệ sẽ an toàn hơn,