"Thủ phạm" khiến bạn đầy bụng, khó tiêu

Ngày 27/04/2013 10:00 AM (GMT+7)

Đầy bụng, khó tiêu là nhóm triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn uống, thức đêm kéo dài hoặc các rối loạn tiêu hóa khác.

Có một số thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu đó là các loại thực phẩm chiên, ngâm, thực phẩm lạnh, nhiều gia vị… Do vậy, những người có chức năng tiêu hóa kém nên chú ý hạn chế những thực phẩm này.

Đầy bụng, khó tiêu là nhóm triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn uống, thức đêm kéo dài hoặc các rối loạn tiêu hóa khác. Do vậy, để tránh hiện tượng này bạn nên tránh thực hiện một số mẹo nhỏ dưới đây:

Ăn ít thực phẩm chiên

Các loại thực phẩm chiên là những loại thực phẩm không phải dễ tiêu hóa, sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa, ăn vào gây khó tiêu, đồng thời nó cũng làm cho lipid máu tăng lên, và không tốt cho sức khỏe của bạn.

Ngoài, thực phẩm khi chiên rán sản sinh ra chất gây ung thư mạnh như polycyclic aromatic hydrocarbons. Cà phê khi bị đốt cháy benzopyrene sẽ tăng 20 lần. Bánh, đậu phụ, khoai tây chiên... do chủ yếu được chiên trong dầu đun đi đun lại nhiều lần, nhiệt độ cao sẽ sản xuất chất gây ung thư.

Ăn ít thực phẩm ngâm

Những thực phẩm này chứa muối và một số chất gây ung thư, không nên ăn.

Thực phẩm lạnh và nhiều gia vị

Ăn thực phẩm để lạnh nó sẽ gây kích ứng trên niêm mạc đường tiêu hóa có tác dụng kích thích mạnh, gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày-ruột.

quot;Thủ phạmquot; khiến bạn đầy bụng, khó tiêu - 1

Có một số thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu đó là các loại thực phẩm chiên, ngâm, thực phẩm lạnh, nhiều gia vị…(Ảnh minh họa)

Gia vị có thể tạo cho một số món ăn có vị đặc biệt nhưng nó cũng có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản. Vị cay, đặc biệt là vị cay của ớt, có thể gây bỏng da nếu ở mức độ đậm đặc. Vì thế, vị cay chắc chắn sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người bị loét dạ dày từ trước. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hoá của dạ dày, gây khó tiêu.

Chế độ ăn uống thường xuyên

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bữa ăn thường xuyên, định lượng thường xuyên, có thể hình thành một phản xạ có điều kiện giúp tiết tuyến tiêu hóa, thuận lợi hơn để tiêu hóa.

Ăn uống theo định lượng

Để tránh hiện tượng khó chịu, bạn nên ăn mỗi bữa với một lượng vừa phải, ăn 3 bữa một ngày và đúng thời gian quy định, cho dù bạn chưa cảm thấy đói, nên chủ động để ăn, tránh quá đói hoặc quá no.

Ăn uống ở nhiệt độ thích hợp

Để bảo vệ niêm mạc miệng, dạ dày, ruột.. bạn nên ăn uống với thức ăn ở nhiệt độ vừa phải, là "không nóng không lạnh" .

Ăn chậm, nhai kỹ

Để giảm gánh nặng cho dạ dày, bạn hãy ăn chậm, nhai kỹ, cùng với sự tiết nước bọt có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Thời gian uống thích hợp

Thời gian uống nước tốt nhất là lúc đói buổi sáng sớm và một giờ trước bữa ăn, nếu uống trong bữa ăn, nước uống sẽ làm loãng dịch dạ dày, sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn.

Giữ ấm

Nguyên nhân dạ dày suy giảm chức năng vì bị lạnh, vì vậy phải chú ý để làm ấm dạ dày không bị lạnh.

Triệu chứng khó tiêu:

- Trướng bụng: Bạn có cảm giác đầy bụng, đầy hơi rất khó chịu.

- Buồn nôn:
Sau bữa ăn bạn cảm thấy buồn nôn và rất muốn nôn. Cảm giác buồn nôn cũng có thể đi kèm với triệu chứng hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn nôn ra máu cần đi khám bác sĩ ngay.

- Ợ chua: ợ chua nhiều là một trong những dấu hiệu của chứng đầy bụng khó tiêu.

- Ợ nóng:
Có cảm giác nóng ở phần ngực.

Tuy nhiên, nếu đã thử nhiều cách mà tình trạng đầy bụng, khó tiêu vẫn “viếng thăm” bạn hoặc cường độ “gõ cửa” thường xuyên hơn thì đây có thể xem như biểu hiện của một dạng bệnh lý, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám để có được những kết luận rõ ràng.

Theo Phạm Minh (VnMedia)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết ăn ngon, ăn chuẩn