Thực phẩm nào bệnh nhân tiểu đường nên tránh?

Ngày 03/05/2013 10:51 AM (GMT+7)

Những năm gần đây, số lượng người mắc đái tháo đường ngày càng tăng, trẻ hoá độ tuổi. Nguyên nhân một phần do lối sống, ít vận động của con người.

Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư…

Với số lượng gia tăng của bệnh tiểu đường, các chuyên gia chỉ ra rằng, cần có một sự hiểu biết chính xác về bệnh tiểu đường và hạn chế một số loại thực phẩm, bởi vì chế độ ăn uống bị ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh và làm thay đổi lượng đường trong máu.

Dưới đây là những thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh:

Trái cây khô

Thực tế trái cây khô có chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng lượng đường tự nhiên rất cao, khiến lượng đường trong máu của người bị bệnh tiểu đường càng tăng cao. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên tránh trái cây khô.

Nước trái cây

Thực tế, các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.

Thực phẩm nào bệnh nhân tiểu đường nên tránh? - 1

Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng (Ảnh minh họa)

Gạo

Gạo trắng là một thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng có thể làm bệnh tiểu đường của họ trầm trọng hơn vì nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu.

Mật ong

Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, mật ong có thể làm giảm bớt táo bón, đẹp da… Nhưng mật ong có chứa đến 40% hàm lượng đường và đường mật ong khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ trực tiếp, do vậy, bệnh nhân tiểu đường cành tránh mật ong càng nhiều càng tốt.

Đường mía

Vị ngọt của đường mía rất nhiều người đáng nhớ, mặc dù nó làm giảm cơn khát, nhưng nó chứa chủ yếu là glucose, fructose và sucrose, cung cấp cho cơ thể. Đây là những thực phẩm có hại cho bệnh tiểu đường, vì vậy bệnh nhân cần xem xét một cách cẩn thận trước khi ăn.

Chất béo và kẹo

Chất béo và kẹo cần được hạn chế nếu bạn đang mắc căn bệnh tiểu đường. Chất béo có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột biến và làm bạn tăng cân. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì kẹo làm loại thực phẩm cấm kỵ hàng đầu, bởi chúng có quá nhiều đường.

Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn


Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như khoai tây chiên, mì gói, bánh rán, bánh ngọt… thường có nhiều chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các loại hạt, bơ, dầu ô liu hay dầu thực vật.

Sữa

Đối với các bệnh nhân tiểu đường thì các chế phẩm từ sữa như sữa béo, kem, pho mát,… là những thực phẩm cấm kỵ. Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên chọn sữa tách béo, pho mát có hàm lượng chất béo thấp.

Bỏng ngô

Các chuyên gia chỉ ra rằng, bỏng ngô không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, vì bỏng ngô là loại thực phẩm giàu tinh bột, cộng với chiên, nên càng cần cấm kỵ trong chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường.

Rượu

Khi bệnh nhân uống rượu và ăn một số thức ăn có đường thì lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu cho dù bạn có bị bệnh tiểu đường hay không và người bị tiểu đường thì càng nên tránh uống rượu.

Theo Phạm Minh (VnMedia)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết ăn ngon, ăn chuẩn