Thường bị băng huyết nhưng không khám, 2 năm sau phát hiện thứ hãi hùng từ "vùng kín"

Ngày 01/05/2019 09:30 AM (GMT+7)

Nếu bạn cũng có một lượng lớn kinh nguyệt, thay băng vệ sinh quá nhiều? Thời gian dài ra quá nhiều máu kinh nguyệt không chỉ dẫn đến thiếu máu, mà còn có thể gây ra nhiều căn bệnh khủng khiếp.

Cô Điền, 42 tuổi, (Thâm Quyến, Trung Quốc), theo cô kể lại, cô có lượng máu kinh nguyệt lớn. 2 năm trước vì băng huyết nên cô phải đến bệnh viện cấp cứu, sau khi kịp thời truyền máu, bác sĩ kiến nghị cho cô đến khoa phụ sản để khám. Cô Điền cho rằng dù mỗi ngày lượng máu kinh nguyệt ra nhiều, nhưng không nhất thiết phải đến khoa phụ sản, sau đó cô đi về nhà. Gia đình tiết lộ rằng, cô Điền bị thiếu máu, thường xuất hiện băng huyết, nhưng cô đều không đến bệnh viện mà tự dùng thuốc thảo dược để bổ sung máu.

Theo trường hợp của cô Điền, mặc dù tinh thần của cô đã được cải thiện sau khi dùng thuốc thảo dược, nhưng lượng máu kinh nguyệt vẫn chảy không ngừng, thỉnh thoảng còn thấy những chất lẫn trong máu kinh nguyệt rơi ra. Chỉ đến khi khuôn mặt của cô Điền ngày càng xấu đi, và khi đi lại, máu kinh nguyệt chảy ra từng giọt lớn, chảy trực tiếp vào quần, lúc này cô mới sợ hãi và được gia đình đưa đến Bệnh viện Chấn Hưng để kiểm tra.

Thường bị băng huyết nhưng không khám, 2 năm sau phát hiện thứ hãi hùng từ amp;#34;vùng kínamp;#34; - 1

Lượng máu kinh nguyệt rất nhiều, nhưng cô Điền vẫn không chịu đến viện khám 

Bác sĩ Lý Vỹ Hạo thuộc Khoa Sản phụ khoa của Bệnh viện Chấn Hưng cho biết: Cô Điền sau khi làm xét nghiệm máu, huyết sắc tố chỉ được trên 5 điểm (trong khi đó giá trị bình thường của phụ nữ là 11,0 ~ 16,0 gm/dl), và khuôn mặt cô đã tái nhợt. Nhưng khi được hỏi “cô ấy vẫn mỉm cười và nói rằng cô ấy cảm thấy bình thường".

Khi cô Điền ở trong phòng khám, cô đã bị sốc khi nhìn thấy "khối thịt” khoảng 10 cm ở dưới âm đạo được bác sĩ lấy ra. Bác sĩ xem xét tỉ mỉ phát hiện đó là khối máu tích lũy trong âm đạo, không thể bài tiết ra ngoài. Sau đó lấy mẫu nội mạc xét nghiệm phát hiện, cô không chỉ bị tăng sản nội mạc, mà còn bị ung thư nội mạc tử cung.

Thường bị băng huyết nhưng không khám, 2 năm sau phát hiện thứ hãi hùng từ amp;#34;vùng kínamp;#34; - 2

Những cục máu được lấy ra trong tử cung của cô Điền

Theo bác sĩ Lỹ Vĩ Hạo: Có lẽ khi lượng kinh nguyệt lớn, bệnh nhân đi kiểm tra chỉ là tăng sản nội mạc tử cung nhẹ, nhưng trong 2 năm, người bệnh luôn cho rằng bản thân bình thường, làm trì hoãn quá lâu khiến bệnh biến đổi thành ung thư nội mạc tử cung. Cuối cùng sau khi bác sĩ khuyên nửa ngày, cô Điền cũng đồng ý tiếp nhận trị liệu, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng đã được loại bỏ. May mắn thay là ung thư nội mạc tử cung ở giai đoạn đầu, sau đó cô Điền không cần tiếp nhận hóa trị và xạ trị.

Bệnh ung thư nội mạc tử cung là gì?

Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư khởi phát từ nội mạc tử cung. Nó là kết quả của sự phát triển không kiểm soát của các tế bào. Những tế bào bất thường này có thể xâm lấn và phá hủy các mô lân cận, thậm chí di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, làm suy giảm nghiêm trọng chức năng của các cơ quan này.

Thường bị băng huyết nhưng không khám, 2 năm sau phát hiện thứ hãi hùng từ amp;#34;vùng kínamp;#34; - 3

Ung thư niêm mạc tử cung không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng phụ nữ

Ung thư tử cung thường được phát hiện ở giai đoạn đầu bởi hiện tượng chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh. Nếu ung thư được phát hiện sớm, biện pháp loại bỏ tử cung bằng phẫu thuật sẽ loại bỏ tất cả khối u ung thư. Ngăn chặn nguy cơ khối u phát tác và gây hại cho tính mạng người mắc ung thư.

Ai nên tầm soát ung thư nội mạc tử cung?

Bác sĩ Lý Vỹ Hạo cho hay, ung thư nội mạc tử cung thường xuất hiện sau tuổi mãn kinh với triệu chứng phổ biến nhất là ra máu âm đạo bất thường. Chảy máu lúc đầu dưới dạng loãng có những vệt máu, sau đó số lượng máu sẽ tăng dần, thậm chí xuất hiện những cục máu lớn.

Vì vậy, chị em không nên chủ quan coi đây là một phần của kinh nguyệt mà nên đi khám ngay. Cần lưu ý một số triệu chứng bất thường sau: dịch, máu âm đạo bất thường; đi tiểu khó hoặc đau; đau khi giao hợp; đau vùng chậu hông.

Bé gái 14 tuổi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối: Làm sao để phát hiện bệnh?
Khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu chị em nên đến viện để bác sĩ tiến hành làm các bước nhằm phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.
Hà Vũ (dịch theo ettoday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư