Nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết biến chứng nặng vì 3 sai lầm mẹ vô tình mắc này

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 07/10/2021 08:28 AM (GMT+7)

Rất nhiều bệnh nhi nhập viện do bị sốt xuất huyết trong thời gian gần đây, đáng lưu ý có những trẻ chuyển biến nặng do sự chủ quan và chăm sóc con không đúng cách của người lớn.

Trẻ mắc sốt xuất huyết gia tăng, có ngày 20 trẻ nhập viện

Thời gian gần đây, một số bệnh viện tại Hà Nội bắt đầu gia tăng số bệnh nhân nhập viện do sốt xuất huyết, có trường hợp đến viện khi đã chuyển nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi trung ương) đã tiếp nhận gần 70 trẻ mắc sốt xuất huyết từ đầu năm tới nay, tập trung ở tháng 8 và 9. Trong đó, có những trẻ mới 5-6 ngày tuổi. Đa số các trẻ đến nhập viện đều đã có biến chứng nặng.

Còn tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện tăng cao từ đầu tháng 9. Từ 10/9 đến 28/9 có hơn 100 bệnh nhân sốt xuất huyết phải nhập viện. Riêng tại Khoa Vi rút - Ký sinh trùng của bệnh viện, trung bình có khoảng 10 bệnh nhân/ngày. Cao điểm có những đêm, khoa đã tiếp nhận cùng lúc 17 bệnh nhân sốt xuất huyết.

img alt src/upload/4-2021/images/2021-10-06/nhi2-1633509905-666-width600height337.jpg stylewidth: 600px; height: 337px; /

Nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết biến chứng nặng vì 3 sai lầm mẹ vô tình mắc này - 2

Số trẻ mắc sốt xuất huyết tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội gia tăng trong những ngày gần đây.

Số trẻ mắc sốt xuất huyết tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội gia tăng trong những ngày gần đây.

Tại khoa Nhi (Bệnh viện Thanh Nhàn), từ tháng 7 số bệnh nhân, gồm trẻ em, nhập viện do sốt xuất huyết cũng gia tăng. Trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 20 trẻ mắc sốt xuất huyết. 

BSCK II Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, đa số các trường hợp nhập viện đều đã có biến chứng, ở trong tình trạng nặng. Nguyên nhân là người dân chủ quan nghĩ bị sốt virus và lo sợ dịch COVID-19 nên không đến viện khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. “Tại BV Thanh Nhàn, việc phân luồng, khám sàng lọc cho những đối tượng nguy cơ COVID-19 được thực hiện nghiêm ngặt. Vì thế, người dân không nên chủ quan, lo sợ không đến viện kịp thời khiến tình trạng bệnh nặng hơn”, BS Hương cảnh báo.

Nhiều trẻ chuyển nặng nguyên nhân là do phụ huynh

BS Nghiêm Thị Mai Sang - Phó khoa Nhi, BV Thanh Nhàn cho biết, trong số các bệnh nhi nhập viện và điều trị tại khoa, có trường hợp trẻ nặng do tiểu cầu giảm xuống rất thấp.

Đó là một cháu bé 6 tuổi, đến viện khi đã sốt 3-4 ngày. Tại nhà bé ăn kém, mệt mỏi nhiều nhưng bố mẹ do dự đưa đi viện vì lo bệnh dịch. Khi đến viện, tiểu cầu của trẻ giảm xuống rất thấp, trẻ rơi vào giai đoạn thiếu dịch, tiền sốc nên các bác sĩ tiến hành bù dịch, tăng cường dinh dưỡng. May mắn sau đó, tiểu cầu cháu bé được cải thiện và dần hồi phục. “Với trường hợp này, nếu đưa đến viện muộn hơn một chút trẻ dễ bị sốc, nguy cơ tử vong cao”, BS Sang cho hay.

Ngoài lý do e ngại dịch bệnh không đưa trẻ nhập viện sớm, BS Sang cho biết nhiều gia đình còn có tâm lý chủ quan, nghĩ con sốt thông thường nên tự theo dõi, điều trị. Khi tiến triển nặng, đưa đến viện thì trẻ đã nặng, thậm chí nguy kịch.

img alt src/upload/4-2021/images/2021-10-06/nhi3-1633510039-314-width600height337.jpg stylewidth: 600px; height: 337px; /

Nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết biến chứng nặng vì 3 sai lầm mẹ vô tình mắc này - 5

Phụ huynh cần chú ý các biểu hiện của trẻ, nhất là dấu hiệu chảy máu, sốt cao không hạ để đưa trẻ đến viện sớm.

Điển hình như trường hợp của cháu B.A. (5 tuổi), vào viện ngày thứ 3 sau khi sốt. Khi bắt đầu sốt, mệt mỏi, trẻ được mẹ cho uống thuốc hạ sốt, sau đó là kháng sinh. Thấy con không đỡ, bố mẹ mới đưa vào viện thì trẻ đã có tiểu cầu giảm thấp, xuất hiện những triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết.

BS Sang cho biết, việc tự ý điều trị cho trẻ rất nguy hiểm, đặc biệt là việc tùy tiện cho con uống kháng sinh. Ngoài ra, do sốt xuất huyết dễ nhầm với sốt virus nên nhiều mẹ nghĩ chỉ cần cho con uống hạ sốt là đủ và tự khỏi, khiến tình trạng trẻ nặng lên.

“Khi trẻ bị sốt 39 độ trở lên, cho uống thuốc không hạ; trẻ có biểu hiện li bì, mệt mỏi, mất nước nhiều; đau bụng; chảy máu ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể… cần đưa trẻ vào viện ngay. Tuyệt đối không cho trẻ uống kháng sinh, vì kháng sinh với trẻ sốt xuất huyết không có tác dụng”, BS Sang cho hay.

Với trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết ở thể nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà, dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi điều trị chăm sóc tại nhà cần lưu ý việc hạ sốt, vệ sinh cá nhân, tăng cường dinh dưỡng, bù nước theo hướng dẫn.

Để phòng sốt xuất huyết, cả người lớn và trẻ em cần mắc màn khi ngủ, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, nhất là lật úp các dụng cụ chứa nước, diệt lăng quăng…

Trẻ bị viêm da cơ địa, giao mùa nên chăm sóc thế nào cho bớt ngứa?
Khi trẻ bị viêm da cơ địa, nhiều bố mẹ rất lo lắng các biến chứng và không biết phải chăm sóc trẻ như thế nào cho đúng. Những thắc mắc này sẽ được TS.BS Phạm Thị Mai Hương – Phụ trách khoa Khám bệnh Đa khoa, kiêm trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Nhi Trung ư

Hỏi đáp với chuyên gia

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sốt xuất huyết