Trẻ uống sữa thay nước có mau cao hay chỉ béo? Bác sĩ tiết lộ đây là lượng sữa trẻ nên uống mỗi ngày

Ngày 09/06/2024 09:32 AM (GMT+7)

Nhiều cha mẹ cho trẻ uống sữa thay nước lọc để bé nạp được nhiều canxi, hy vọng cao lớn, nhưng như vậy có đúng?

Trẻ em có chỉ số khối cơ thể (BMI) tương đương hoặc cao hơn 95% các bạn cùng lứa được coi là béo phì. Béo phì ở trẻ là mối đe dọa đối với chính bé, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây trầm cảm, khiến trẻ tự ti về hình ảnh bản thân và lòng tự trọng suy giảm.

Nguyên nhân chính gây béo phì ở trẻ em là sự kết hợp giữa việc ăn quá nhiều và tập thể dục hạn chế. Tang Qingya, bác sĩ trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng của Bệnh viện Tân Hoa Xã trực thuộc Trường Y Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), nhấn mạnh trẻ em và thanh thiếu niên ở giai đoạn vàng của sự tăng trưởng và phát triển. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo ba bữa ăn đều đặn, nhằm cung cấp đầy đủ và cân đối năng lượng, chất dinh dưỡng. 

Cha mẹ cho ăn không đúng cách, trẻ dễ béo phì. (Ảnh minh họa).

Cha mẹ cho ăn không đúng cách, trẻ dễ béo phì. (Ảnh minh họa).

Trẻ cần những loại dinh dưỡng nào để phát triển?

Cơ thể con người cần khoảng 6 loại chất dinh dưỡng là protein, lipid, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Trong số đó, carbohydrate, chất béo và protein có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho cơ thể con người, duy trì nhiệt độ cơ thể và các hoạt động sinh lý và thể lực bình thường.

Protein và lipid là nguyên liệu thô đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển, tái tạo và sửa chữa mô của trẻ em và thanh thiếu niên, đồng thời tổng hợp các hoạt chất chính trong cơ thể như hormone, kháng thể, enzyme... Vitamin và khoáng chất đóng vai trò phụ trợ, tham gia vào mọi quá trình trao đổi chất trong cơ thể, duy trì các chức năng sinh lý bình thường và là sự đảm bảo quan trọng cho việc duy trì môi trường bên trong ổn định và phối hợp. 

Cha mẹ thường mắc sai lầm nào khi cho con uống sữa và ăn các thực phẩm khác?

Bác sĩ Tang Qingya chỉ ra: "Chúng tôi phát hiện tại phòng khám ngoại trú rằng một số trẻ em đã quen uống sữa như nước. Cha mẹ cho rằng sữa có giá trị dinh dưỡng cao nên sẽ không can thiệp. Trên thực tế, điều này sẽ dẫn đến việc hấp thụ quá nhiều chất béo". Bác sĩ nhắc nhở rằng hàm lượng chất béo trong sữa tương đối cao. Một hộp sữa 250 ml chứa khoảng 8 gam chất béo, do đó chỉ nên uống 300-500 ml sữa mỗi ngày. Ngoài uống sữa, trẻ cần ăn đầy đủ thực phẩm, rau củ quả để phát triển thể chất, tăng chiều cao. 

Ngoài việc cho trẻ uống sữa quá nhiều, theo chuyên gia Tang Qingya, nhiều cha mẹ biết trẻ thích sô cô la, khoai tây chiên, kem, gà rán... nên chiều con, cho con ăn vô độ. Đây đều là những món ăn vặt mà trẻ em thích ăn nhưng rất dễ gây nghiện, dẫn đến ăn mất kiểm soát, có thể dẫn tới béo phì. Bữa ăn của trẻ còn có các "sát thủ béo" mà cha mẹ không lưu ý, chẳng hạn như bánh quy, bánh ngọt... Tương tự, trẻ được làm quen với nước ép trái cây và đồ uống có đường khi còn nhỏ cũng có nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì cao hơn.  

Ngoài ra, thực phẩm nhanh, tiện lợi như đồ ăn đông lạnh, đồ ăn nhẹ có vị mặn hay mì đóng hộp, không rau, củ quả tươi... cũng có thể góp phần làm tăng cân không lành mạnh.  

Uống sữa quá nhiều không giúp trẻ cao nhanh, chế độ dinh dưỡng cân bằng là quan trọng. (Ảnh minh họa)

Uống sữa quá nhiều không giúp trẻ cao nhanh, chế độ dinh dưỡng cân bằng là quan trọng. (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn khoa học để trẻ phát triển chiều cao tốt

Ảnh hưởng của cha mẹ định hình cách ăn uống của con, bởi hầu hết trẻ em ăn những gì cha mẹ mua, vì vậy việc ăn uống lành mạnh cần phải bắt đầu từ chính cha mẹ. Hãy bắt đầu quá trình thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng cách cắt giảm việc tiêu thụ đồ ăn nhanh và nỗ lực nấu nướng nhiều hơn, uống sữa tươi không đường với số lượng hợp lý. Nên tập trung vào các bữa ăn có thực phẩm tươi sống thay vì các món ăn đã qua chế biến, đồ nướng hoặc đồ ăn nhiều muối. 

Làm thế nào để đảm bảo hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu này thông qua chế độ ăn uống hợp lý? Có thể tham khảo các biểu đồ dinh dưỡng, ví dụ biểu đồ của Viện dinh dưỡng, giúp quy đổi số lượng các loại thực phẩm khác nhau dựa trên nguyên tắc của chế độ ăn uống cân bằng. 

Cần lưu ý, trong các biểu đồ, thực phẩm tươi sống các loại đóng vai trò cốt yếu. Carbohydrate trong thực phẩm chủ yếu là nguồn cung cấp năng lượng hiệu quả nhất và là cơ sở để trẻ em và thanh thiếu niên học tập, tư duy và vận động. Carbs toàn phần bao gồm rau, trái cây, lúa mạch, cây họ đậu, khoai tây, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch… Đồng thời, chất xơ có trong thực phẩm chủ yếu sẽ tạo cảm giác no, có thể bảo vệ sức khỏe đường ruột, giúp việc kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn.

Trẻ cần được ăn đầy đủ nhóm dinh dưỡng. (Ảnh minh họa).

Trẻ cần được ăn đầy đủ nhóm dinh dưỡng. (Ảnh minh họa). 

Vitamin B trong thực phẩm chủ yếu có thể giúp cơ thể đốt cháy chất béo, chuyển hóa và tăng tốc độ tuần hoàn. Vitamin B có trong cá, trứng, sữa, gan... 

Thịt là nguồn cung cấp protein chính, không chỉ giúp phát triển xương và cơ bắp mà còn tăng cường khả năng miễn dịch và đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên. Từ góc độ giảm cân, việc duy trì hàm lượng cơ bắp ở một mức độ nhất định có thể tăng tốc độ trao đổi chất và tăng mức tiêu thụ năng lượng, điều này có lợi cho việc giảm cân.

Bác sĩ Tang Qingya nhắc nhở: "Việc hấp thụ không đủ từng chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe, nhưng việc hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng cũng có thể gây ra béo phì, các bệnh mãn tính và thậm chí một số khối u. Vì vậy, điều chúng tôi chủ trương là bữa ăn cân bằng, đủ chất, hợp lý". Điều quan trọng là phải ăn ba bữa đều đặn mỗi ngày. Về mặt phân bổ năng lượng, nên phân bổ ba bữa chính và bữa phụ là: 25% cho bữa sáng, 45% cho bữa trưa và 30% cho bữa tối.  

Gan của cô gái béo phì nhiễm mỡ thâm tím
Hà Nội - Cô gái 23 tuổi nặng 130 kg, bác sĩ phát hiện gan nhiễm mỡ nặng, thâm tím, xơ hóa.

Gan nhiễm mỡ

Theo Thùy Linh (Dịch từ Sohu) 
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phát triển chiều cao cho trẻ