Trong miệng thường có 1 trong 6 vị này, cẩn thận bệnh gan hoặc tiểu đường tìm đến

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 23/03/2021 07:00 AM (GMT+7)

Nếu tình trạng miệng có vị lạ như chua, đắng, mặn,... diễn ra trong thời gian dài, bạn nên đi kiểm tra sớm đề phòng cơ thể có vấn đề.

Hầu hết mọi người khi thức dậy thường cảm thấy có một mùi vị khó chịu trong miệng. Nó thường biến mất sau khi đánh răng hoặc súc miệng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mùi vị khó chịu vẫn còn trên miệng. Bất kể điều gì gây ra nó, có mùi vị khó chịu trong miệng có thể ảnh hưởng tới sự thèm ăn của bạn, có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và các vấn đề khác.

Nếu bạn luôn cảm thấy trong miệng có những vị như đắng, chua, mặn,... hãy cảnh giác bởi có thể đó là lời cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Hãy đi kiểm tra nếu tình trạng này không biến mất sau 1,2 ngày. 

1. Vị kim loại trong miệng

Trong miệng thường có 1 trong 6 vị này, cẩn thận bệnh gan hoặc tiểu đường tìm đến - 1

Do rối loạn vị giác: Có vị kim loại trong miệng là một dạng rối loạn vị giác được y học gọi là chứng parageusia. Mùi vị khó chịu này có thể phát triển đột ngột hoặc trong thời gian dài hơn.

Vấn đề về xoang:  Các vấn đề về xoang là nguyên nhân phổ biến gây ra vị kim loại trong miệng. Những điều này có thể là do: dị ứng, cảm cúm, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp trên khác.

Dị ứng thực phẩm: Vị kim loại đã được xác định là một triệu chứng của một số dị ứng thực phẩm . Nếu bạn cảm thấy vị giác bị méo mó sau khi ăn một loại thực phẩm nhất định, chẳng hạn như động vật có vỏ hoặc một số loại hạt, bạn có thể bị dị ứng thực phẩm.

2. Vị đắng trong miệng

Trong miệng thường có 1 trong 6 vị này, cẩn thận bệnh gan hoặc tiểu đường tìm đến - 2

Khô miệng: Cảm giác khô miệng, còn được gọi là chứng khô miệng, có thể do giảm sản xuất nước bọt hoặc thay đổi thành phần của nước bọt. Việc giảm có thể xảy ra vì một số lý do như sự lão hóa, một số loại thuốc, mắc bệnh tự miễn, hút thuốc lá.

Nếu không sản xuất nước bọt thích hợp, mùi vị có thể bị thay đổi. Chẳng hạn, mọi thứ có thể có vị đắng hơn hoặc ít mặn hơn.

Bệnh gan: Gan là cơ quan nắm giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, trong đó có chức năng sản xuất và tiết dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Dịch mật được tiết thường xuyên cả khi ăn và khi không ăn. Vị đắng trong miệng thường liên quan đến những rối loạn trong quá trình chuyển hóa dịch mật do suy giảm chức năng gan do các bệnh về gan gây ra.

Bệnh tật và nhiễm trùng: Khi bạn bị cảm lạnh, nhiễm trùng xoang hoặc các bệnh khác, cơ thể bạn sẽ tự nhiên tiết ra một loại protein do các tế bào khác nhau trong cơ thể tạo ra để thúc đẩy và điều hòa phản ứng viêm. Người ta cho rằng loại protein này cũng có thể ảnh hưởng đến vị giác, làm tăng độ nhạy cảm với vị đắng khi bạn bị ốm.

3. Vị ngọt trong miệng

Trong miệng thường có 1 trong 6 vị này, cẩn thận bệnh gan hoặc tiểu đường tìm đến - 3

Các vấn đề về trao đổi chất, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, nhiễm ceton hoặc rối loạn tuyến giáp. Rối loạn trao đổi chất có thể ảnh hưởng đến khả năng nếm của cơ thể, gây ra vị ngọt trong miệng.

Các vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như đột quỵ, rối loạn co giật hoặc động kinh. Vị ngọt trong miệng có thể là một triệu chứng ban đầu của các vấn đề về thần kinh.

Nhiễm trùng xoang, mũi, họng. Một số vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn pseudomonas, có thể gây ra vị ngọt trong miệng.

4. Vị mặn trong miệng

Trong miệng thường có 1 trong 6 vị này, cẩn thận bệnh gan hoặc tiểu đường tìm đến - 4

Chảy dịch mũi sau liên quan đến việc chất nhầy dư thừa trong đường mũi chảy từ phía sau mũi xuống cổ họng. Sự hiện diện của chất nhầy này có thể khiến nước bọt có vị mặn hơn bình thường. Chảy dịch mũi sau có thể do các vấn đề như: dị ứng, viêm xoang, cảm cúm. 

Mất nước: Mất nước có thể dẫn đến cảm giác lạ miệng và các triệu chứng khác, chẳng hạn như khô miệng. Khi cơ thể thiếu chất lỏng, nó có thể khiến nước bọt trở nên giàu khoáng chất mặn, do mất cân bằng nồng độ muối và nước trong cơ thể.

Các triệu chứng mất nước ngoài thấy vị mặn còn kèm theo các biểu hiện như kiệt sức, chóng mặt, nước tiểu vàng sẫm, đi tiểu thường xuyên, khát cực độ.

Các vấn đề như tiêu chảy hoặc uống quá nhiều rượu có thể gây mất nước. Những người vận động mạnh mà không uống đủ nước cũng có thể bị mất nước.

Viêm nha chu có thể là nguyên nhân khiến miệng có vị mặn. Khi tình trạng viêm nướu không được điều trị, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng miệng, chẳng hạn như viêm nha chu. 

Viêm nha chu cũng có thể gây ra tình trạng răng lung lay, vết loét hở trong lợi, nướu đau nhức.

Thiếu hụt dinh dưỡng: Vị mặn có thể là do lượng chất dinh dưỡng bị thiếu hoặc thấp. Nếu bác sĩ nghi ngờ trường hợp này xảy ra, họ sẽ xét nghiệm máu để xác định chất dinh dưỡng nào bị thiếu. 

5. Vị chua trong miệng

Trong miệng thường có 1 trong 6 vị này, cẩn thận bệnh gan hoặc tiểu đường tìm đến - 5

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Nếu cơ mở và đóng lỗ mở giữa thực quản và dạ dày của bạn không đóng hoàn toàn sau khi bạn ăn, thức ăn và axit dạ dày có thể đi ngược trở lại thực quản. Đây là một nguyên nhân phổ biến khác gây ra vị chua hoặc khó chịu. 

6. Vị tanh trong miệng

Chảy máu răng, nướu: Một mùi vị tanh tanh như “sắt” xuất hiện là dấu hiệu của chảy máu chân răng, nướu vì trong máu có một lượng lớn hemoglobin mà thành phần chính là sắt. Mùi tanh xuất hiện cũng cảnh báo chức năng hoạt động bị giảm của hệ tuần hoàn, trao đổi chất, thay đổi nội tiết tố, các bệnh về dạ dày, đường ruột và bệnh tiểu đường. 

2 dấu hiệu bất thường khi xì hơi cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề
Xì hơi có thể là việc khiến chúng ta cảm thấy khá xấu hổ nhưng xì hơi cũng có thể là một biểu hiện cho thấy sức khỏe của bạn tốt hay xấu.
HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác