Uống nước đầy đủ sẽ giúp cho thận hoạt động tốt nhưng nếu uống sai cách cũng có thể làm hỏng thận.
Xem thêm: 5 thời điểm dù "khát cháy cổ" cũng đừng bao giờ nên uống nước
Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, nó có vai trò lọc máu và thải chất thải ra khỏi cơ thể, giữ lại protein và các tế bào máu. Một khi thận gặp vấn đề, các cơ quan khác trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng, nếu thận lọc các chất thải không tốt khiến chúng tích trữ lại trong cơ thể sẽ dễ sinh bệnh.
Một lời khuyên chăm sóc thận mà chúng ta thường hay nghe nhiều nhất đó là uống nước đầy đủ. Tuy nhiên uống nước cũng cần phải đúng cách, nếu không sẽ còn gây hại ngược lại cho thận.
Ba thói quen uống nước "giết chết thận"
1. Khát mới uống nước
Nhiều người chỉ khát mới uống nước là hoàn toàn sai lầm, vì khi cơ thể khát nghĩa là các tế bào đã thiếu nước. Thiếu nước sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nước giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, mồ hôi. Thiếu nước có thể dẫn đến suy giảm tuần hoàn, thậm chí có thể tử vong nếu mất nước nặng trong các trường hợp tiêu chảy cấp. Thiếu nước cũng là nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ em
Khi bạn khát, các tế bào trong cơ thể bị mất nước, đây là tín hiệu đau đớn do hệ thần kinh trung ương gửi đến, nếu rơi vào trường hợp này, khả năng giải độc của thận sẽ giảm đi rất nhiều, dẫn đến bệnh thận. Hơn nữa, chờ khát mới uống sẽ khó hấp thu.
2. Dùng đồ uống khác thay nước
Các loại nước như nước ngọt, cà phê,... được nhiều người yêu thích, thậm chí có người còn uống thay nước hàng ngày. Điều này rất nguy hiểm.
Thận không thích các loại đồ uống như nước ngọt có ga, nước ép, cà phê…, bởi lượng đường, phốt pho trong những đồ uống này sẽ thúc đẩy việc bài tiết canxi ra ngoài cơ thể, đồng thời hàm lượng canxi trong nước tiểu cũng tăng theo, từ đó hình thành sỏi thận. Đối với môi trường vi mô thận cũng sẽ ảnh hưởng nhất định.
Ngoài ra, thường uống các loại đồ uống có đường có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây bệnh gút, tăng nguy cơ huyết áp cao và tiểu đường, và những bệnh này là yếu tố quan trọng gây hại cho sức khỏe của thận.
3. Uống trà đặc trong thời gian dài
Trà đặc chứa nhiều theophylline có thể lợi tiểu nhanh chóng, thúc đẩy chất độc của con người đến thận nhanh hơn, phá hủy cầu thận và ống thận, làm tổn thương chức năng thận. Đặc biệt, nếu uống trà sau khi uống rượu sẽ khiến sản phẩm rượu chưa phân hủy vào thận sớm, gây tổn thương cho thận. Mặc dù loại tổn thương này không dễ phát hiện, nhưng tích lũy theo thời gian, hậu quả cũng sẽ rất nghiêm trọng.
Uống nước đúng cách không chỉ có thể ngăn ngừa bệnh thận mà còn loại bỏ trước các bệnh tiềm ẩn. 8 cách uống nước sau đây bác sĩ thường uống, bạn cũng nên thử.
8 cách uống nước giúp chữa bệnh
1. Tay chân lạnh - Uống nước đậu đỏ đường nâu
Cho đậu đỏ với đường nâu vào, sau khi nấu chín, uống một bát mỗi sáng trong vòng một tuần sẽ tạm biệt chứng lạnh tay chân.
2. Đau bụng kinh - Trà hoa hồng và chà là đỏ
Nhiều chị em mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt thường bị đau bụng kinh, có người chỉ đau âm ỉ nhưng có người lại đau dữ dội. Có một công thức nhỏ giúp chị em bớt đau bụng kinh đó là ngâm hoa hồng với quả chà là đỏ vào nước nóng và uống mỗi sáng, không chỉ loại bỏ chứng đau bụng kinh mà còn có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều rất tốt.
3. Loét miệng - Nước mật ong và muối
Đổ mật ong và muối ra cốc, cho thêm nước ấm, ngày uống 2-3 lần, vết loét miệng sẽ lành hẳn. Nó cũng có tác dụng rất tốt đối với quầng thâm và bọng mắt.
4. Ngứa da - Nước mật ong cộng với kim ngân
Uống nước hoa kim ngân ngâm mật ong có thể cải thiện tình trạng ngứa da.
5. Tiêu chảy cấp tính - Nước ép cà rốt gừng
Dùng thường xuyên giúp điều trị táo bón, chứng khó tiêu, bên cạnh đó có tác dụng nhuận tràng giúp loại bỏ những chất độc nhưng không làm ảnh hưởng những vi khuẩn có lợi ở ruột. Bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tình trạng tiết quá nhiều acid, điều này có thể dẫn đến viêm hoặc loét.
6. Tăng huyết áp - Giấm táo và mật ong
Trong bữa ăn, uống một cốc giấm táo hòa với mật ong và nước đun sôi để nguội có tác dụng với những người mắc bệnh tăng huyết áp.
7. Cơ thể suy nhược - Trà hoa hồng
Vào mùa thu đông, vạn vật khô héo, con người dễ suy nhược, uống trà hoa hồng có thể cải thiện được điều đó.
8. Mất ngủ - Nước gừng đường phên
Nửa củ gừng nấu với đường phên (đường đỏ) và 500ml nước nấu lên uống vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Bài thuốc này chữa mất ngủ kinh niên cực tốt, nên kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng.