Bệnh viêm họng mạn tính rất dễ tái phát, chúng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy đâu là cách điều trị và phòng ngừa bệnh chính xác cho căn bệnh này?
Viêm họng hạt mãn tính là gì?
Viêm họng hạt là tình trạng viêm nhiễm kéo dài và liên tục của niêm mạc vùng hầu họng và amidan. Tình trạng này sẽ dẫn tới các mô lympho ở thành sau họng phình lên. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và gây bất tiện trong sinh hoạt. Bệnh kéo dài sẽ thành viêm họng hạt mãn tính gây nguy hiểm cho người bệnh.
Triệu chứng viêm họng hạt mãn tính
Khi mắc bệnh viêm họng hạt, đa số bệnh nhân sẽ xuất hiện một trong những biểu hiện sau. Việc điều trị sớm sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ bệnh tiến triển thành viêm họng hạt mãn tính.
- Họng có những chấm, hạt lớn nhỏ khác nhau, lấm tấm hoặc thành hạt lớn nhỏ gây khó chịu trong cổ họng.
- Cảm giác vướng, mắc, ngứa ngáy và khó chịu trong cổ họng là biểu hiện của viêm họng hạt.
- Ho khan không đờm. Triệu chứng viêm họng hạt mãn tính này thường gặp phải nhất.
- Cảm giác đau, rát, khô cổ họng khiến người bệnh luôn có cảm giác muốn ho, ngứa cổ họng.
Khi có một trong những biểu hiện trên, người bệnh nên đi khám bác sĩ, tránh để lâu gây ra những biến chứng khó lường và bệnh tiến triển thành viêm họng hạt mãn tính.
Điều trị sớm giúp ngăn chặn các biến chứng của viêm họng hạt mãn tính.
Biến chứng của viêm họng hạt mãn tính
Viêm họng hạt có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Mức độ nguy hiểm của viêm họng hạt được biểu hiện ở những biến chứng người bệnh gặp phải nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể:
- Gây viêm tấy hoặc bị áp xe ở thành họng và xung quanh amidan nếu không chữa viêm họng hạt.
- Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi, lan dần xuống gây nên viêm thanh quản, khí quản, phế quản… và nguy hiểm hơn đó là nguy cơ mắc viêm phổi từ viêm họng hạt.
- Một số tình trạng bệnh nhân có thể gặp nguy cơ viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng bên ngoài tim nếu không được điều trị kịp thời.
- Khi viêm họng hạt mãn tính kéo dài khiến cho cổ họng sưng to lên, khi người bệnh ho có đờm có kèm theo máu và dẫn tới ung thư vòm họng.
Điều trị viêm họng hạt mãn tính
Để chữa viêm họng hạt đúng cách, người bệnh cần căn cứ vào triệu chứng từ đó tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh càng điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao, trái lại, bệnh để lâu sẽ dẫn đến chứng biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Dựa trên cơ sở này, có các cách chữa viêm họng hạt nhanh nhất như sau:
- Điều trị dứt điểm viêm xoang, viêm amidan hay các hội chứng trào ngược để có thể loại bỏ được bệnh viêm họng mạn tính.
- Áp dụng biện pháp điều trị tại chỗ như bôi và súc họng bằng các thuốc làm se niêm mạc, kiềm tính và có tác dụng giảm viêm, giảm đau. Đối với viêm họng thể teo thì bệnh nhân nên bôi và súc họng với thuốc có iod loãng hoặc thuốc dầu hay nước khoáng.
- Nhỏ mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch vùng này, tránh bệnh viêm họng mạn tính nặng thêm.
- Để điều trị các triệu chứng của viêm họng mạn tính, người bệnh có thể sử dụng thuốc làm lỏng chất nhầy, thuốc kháng viêm và các loại thuốc chống dị ứng. Ngoài ra, cũng có thể cho người bệnh sử dụng thuốc ho thảo dược để giảm những cơn ho gây khó chịu có họng.
- Điều trị toàn thân bằng cách thay đổi thể trạng, tập thể dục thường xuyên, thay đổi lối sống và môi trường sinh hoạt, làm việc nếu có thể. Bổ sung các loại vitamin A, C, D để tăng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ mắc viêm họng mạn tính.
Thực phẩm dành cho người mắc viêm họng hạt
Viêm họng hạt kiêng gì?
- Đồ ăn cứng giòn, góc cạnh: Hạt khô như hạnh nhân, óc chó, hướng dương, ... và đồ ăn vặt như bim bim, bánh, ...
- Đồ ăn cay nóng: Hạt tiêu, ớt, mù tạt, ...- Đồ ăn nướng, rán: Thực phẩm được chế biến bằng cách nướng, rán
- Đồ ăn ngọt: Bánh kẹo, sô cô la, ...
- Hoa quả chứa hàm lượng axit cao: Cam, bưởi, ...
- Chất kích thích, đồ uống có cồn, có gas: Rượu, bia, cà phê, nước ngọt, ...
- Đồ uống lạnh: Nước đá, thức uống ướp lạnh, ...
Bệnh nhân viêm họng hạt mãn tính tuyệt đối không nên ăn đồ cay nóng.
Viêm họng hạt nên ăn gì?
- Tỏi: Tỏi có công dụng giảm đau, tiêu đờm, kháng sinh chữa trị viêm họng hạt rất tốt. Chỉ cần lấy 1 nhánh tỏi, bóc vỏ nhai, nuốt từ từ xuống họng. Cũng có thể dùng tỏi để chế biến món ăn.
- Trứng: Bệnh nhân viêm họng hạt nên bổ sung trứng vào thực đơn. Trứng cung cấp protein, dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch. Lưu ý, chỉ trứng chưng hoặc luộc mới tốt cho người bệnh.
- Gan bò: Gan bò có hàm lượng đạm lysine lớn có tác dụng chống siêu vi gây viêm họng hạt tốt; đồng thời bổ sung thêm lượng kẽm thiếu khi bị bệnh.
- Mật ong: Mật ong vừa điều trị viêm họng hạt, vừa tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Chỉ cần uống 1 thìa nhỏ mật ong nguyên chất mỗi sáng, hoặc uống cốc nước ấm pha một ít mật ong.
- Gừng: Trong gừng có chứa hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm hỗ trợ chữa viêm họng hạt. Gừng thái sợi chỉ nhỏ, cho vào chén nước nóng, có thể thêm vài giọt mật ong, nước cốt chanh để trà được thơm và có công dụng trị bệnh tốt hơn.
- Những món ăn mềm: Cổ họng người bị viêm họng hạt bị tổn thương, đau rát nên khó nuốt, khó ăn. Những đồ ăn mềm như cháo, canh, súp, … giúp họng dịu hơn, là những món ăn người bệnh nên bổ sung.
Chú ý: Khi chế biến thức ăn cho người bị viêm họng hạt nên nấu chín, thái nhỏ, xắt móng hoặc xay nhỏ, nấu mềm và để nguội mới ăn.
Như vậy, những thông tin trên của bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc xung quanh bệnh viêm họng hạt. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc luôn khỏe mạnh và tránh được những biến chứng do bệnh viêm họng hạt gây ra. Khi có những dấu hiệu khác thường, người bệnh hãy chủ động đi khám và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình.