Vitamin làm gì bên trong cơ thể chúng ta? Vì sao dùng quá nhiều vitamin lại gây hại?

Ngày 08/12/2022 18:59 PM (GMT+7)

Muốn khỏe mạnh, trẻ lâu, nhiều người chú trọng cung cấp cho cơ thể các thực phẩm giàu vitamin, thậm chí sử dụng thêm thực phẩm chức năng. Nhưng bạn đã thực sự hiểu các vitamin hoạt động ra sao trong cơ thể và chúng ta nên bổ sung thế nào cho đúng?

Vitamin là gì và có tác dụng ra sao?

A, C, E, B, D, K - không phải là thứ tự ngẫu nhiên trong bảng chữ cái. Đây là các vitamin. Và giống như các chữ cái hợp lại thành từ, các vitamin là các khối giúp cơ thể hoạt động tốt. Vitamin là những hợp chất hữu cơ chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ để duy trì các chức năng trong cơ thể. Chúng giống như những người thợ xây - giúp bảo vệ và bảo trì cơ thể, xây dựng cơ và xương, tận dụng các chất dinh dưỡng, dự trữ và sử dụng năng lượng, chữa lành vết thương. 

Nếu bạn cần thuyết phục hơn về giá trị của vitamin, thử nghĩ về tình cảnh của những thủy thủ xưa - lênh đênh nhiều ngày trên biển, không được tiếp cận các thực phẩm tươi giàu vitamin. Họ mắc bệnh Scurvy, trong khi, vitamin C - có nhiều trong rau củ, có thể chữa căn bệnh này dễ dàng. 

Không thể tự sản xuất được vitamin như vi khuẩn, nấm và thực vật, cơ thể con người phải nạp vitamin từ các nguồn khác. Vậy làm thế nào để cơ thể nạp vitamin từ bên ngoài? Điều đó tùy thuộc vào dạng hòa tan của các hợp chất này. 

Bổ sung vitamin nên theo hướng dẫn của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Bổ sung vitamin nên theo hướng dẫn của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Có các loại vitamin nào?

Vitamin có hai loại: loại tan trong chất béo và loại tan trong nước. Sự khác biệt giữa chúng quyết định cách cơ thể vận chuyển và lưu trữ vitamin hay loại bỏ lượng dư thừa. 

Những vitamin tan trong nước gồm vitamin C và các phức hợp vitamin B (8 loại khác nhau). Các vitamin này tan trong nước của trái cây, rau củ và ngũ cốc nên con đường hấp thụ vào cơ thể khá đơn giản. Sau khi cơ thể tiêu hóa thức ăn, các vitamin B và C sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu. Do huyết tương vốn là môi trường nước nên vitamin C và B được vận chuyển thuận lợi, có thể di chuyển tự do bên trong cơ thể.

Đối với vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K) có nhiều trong các thực phẩm làm từ sữa, bơ và dầu… thì con đường vào máu phức tạp hơn một chút. Chúng đi vào trong dạ dày và ruột - nơi có mật - chất dịch có tính axit được sản xuất ở gan. Mật phá vỡ chất béo để cơ thể hấp thụ chúng qua thành ruột. Do vitamin tan trong chất béo không thể di chuyển trong môi trường nước của máu, chúng cần một “phương tiện” khác. Đó chính là protein dính trên vitamin, đóng vai trò như “người vận chuyển”, giúp đưa vitamin tan trong chất béo vào máu và đi khắp cơ thể.

Rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin dồi dào. (Ảnh minh họa)

Rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin dồi dào. (Ảnh minh họa)

Sự khác biệt giữa hai loại vitamin tan trong nước và tan trong chất béo quyết định cách chúng đi vào máu, cũng như cách chúng được dự trữ và đào thải khỏi cơ thể. Cơ thể có thể vận chuyển vitamin tan trong nước theo máu một cách dễ dàng, nên hầu hết các vitamin này sẽ được đào thải qua thận. Do đó, đa phần vitamin tan trong nước cần được hấp thụ mỗi ngày qua thức ăn. Tuy nhiên, vitamin tan trong chất béo ở lại lâu hơn. Chúng được dự trữ trong gan và tế bào chất béo. Cơ thể dùng những bộ phận này như nhà kho, dự trữ vitamin rồi đem ra dùng khi cần thiết. Vì thế, chúng ta không nên nạp quá nhiều các vitamin tan trong chất béo. 

Vì sao cần nạp đủ - chứ không quá nhiều vitamin?

Khi đã được vận chuyển và dự trữ, các vitamin bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn, một số phức hợp vitamin B tạo ra coenzyme, hỗ trợ các enzym giải phóng năng lượng từ thức ăn. Các vitamin B khác sau đó giúp cơ thể sử dụng năng lượng này. Vitamin C có công dụng chống nhiễm trùng và tạo collagen - một loại mô kiến tạo xương, răng và chữa lành vết thương. Vitamin A giúp tạo ra các tế bào bạch cầu - thứ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, giúp hình thành xương và cải thiện thị lực bằng cách giữ cho các tế bào mắt luôn hoạt động tốt. Vitamin D  tập hợp canxi và phốt pho để tạo thành xương, còn vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, loại bỏ các yếu tố có thể gây hại cho tế bào. Vitamin K giúp kiểm soát các yếu tố đông máu bằng cách tạo ra các protein thực hiện công việc này. 

Nếu không có vitamin, con người sẽ thiếu rất nhiều chất, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như suy nhược, tổn thương dây thần kinh, các bệnh tim mạch, còi xương hoặc hoại huyết. Nhưng nạp quá nhiều vitamin cũng gây độc. Vì thế, chỉ nên cung cấp vừa đủ lượng vitamin cho cơ thể.

Vitamin E nên uống lúc nào? Những ai không nên dùng vitamin E?
Vitamin E nên uống lúc nào? Uống vitamin E như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Hay những ai không nên uống vitamin E? Đó là hàng loạt các thắc mắc...

Vitamin

Linh Linh (Theo Ed-Ted)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bổ sung vitamin