Vợ “tá hỏa” khi chồng nhiễm chất độc có trong nhiều thực phẩm, độc tố gấp 68 lần thạch tín

Ngày 21/06/2018 13:00 PM (GMT+7)

Chất độc aflatoxin gây ung thư mạnh ẩn nấp ở rất nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Hai trường hợp là ông Trần bị suy chức năng đa tạng và cô bé Tiểu Lí bị ung thư gan chỉ vì ăn những thực phẩm chứa chất này, đang là lời cảnh báo cho tất cả mọi người.

Ăn nấm chiên trứng ông Trần rơi vào tình trạng hôn mê sâu

Ông Trần, 50 tuổi ở thành phố Thụy An, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), bình thường rất khỏe mạnh, nên ông hay cùng gia đình đi du lịch. Sau khi trở về nhà, ông Trần phát hiện vẫn còn mộc nhĩ đen ngâm trước khi đi du lịch 3 ngày chưa ăn nên đã làm một đĩa mộc nhĩ hấp trứng. Một mình ông Trần ăn đến nửa đĩa, con gái ông cũng ăn một ít, duy chỉ có vợ ông không ăn. Buổi tối hôm đó, ông Trần và con gái bị tiêu chảy.

Vợ “tá hỏa” khi chồng nhiễm chất độc có trong nhiều thực phẩm, độc tố gấp 68 lần thạch tín - 1

Đến bệnh viện, 2 cha con ông Trần được điều trị viêm dạ dày thông thường. Sau khi truyền nước, con gái ông Trần dần hồi phục, tuy nhiên tình trạng của ông lại càng tồi tệ hơn: ông không đi tiểu được, toàn thân xuất hiện tình trạng vàng da, càng ngày càng khó thở, ông Trần rơi vào tình trạng hôn mê sâu, gia đình bắt buộc phải đưa ông Trần vào phòng cấp cứu của Bệnh viện nhân dân thành phố Thụy An.

Phó khoa cấp cứu của Bệnh viện Thụy An, bác sĩ Hà Quốc Hân cho biết, lúc đó huyết áp của ông Trần chỉ có hơn 70 mmHg, chức năng tim không đầy đủ, phổi bị phù, hơi thở gấp có 40 lần/phút. Chức năng của các bộ phận trong cơ thể bao gồm tim, gan, thận đều bị suy kiệt. Sau đó, ông Trần được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt để hồi phục chức năng. Hiện tại, ông Trần mới hồi phục được chức năng gan, tuy nhiên chức năng thận vẫn chưa được phục hồi và ông tiếp tục phải chạy thận nhân tạo.

Theo bác sĩ Hà Quốc Hân, ông Trần đã bị ngộ độc do ăn mộc nhĩ ngâm lâu ngày, đây là hậu quả nghiêm trọng của các độc tố vi sinh vật tạo thành. Bản thân mộc nhĩ không có độc, nhưng khi mộc nhĩ ngâm trong nước để lâu ngày, rất dễ sản sinh vi khuẩn, nấm, đặc biệt là nấm Aspergillus flavus – loại nấm sinh ra độc tố aflatoxin - chất gây ung thư. Những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân khi trúng độc chủ yếu là chức năng của gan, thận bị suy kiệt. Bệnh nhân nặng hơn sẽ xuất hiện rối loạn chức năng của các cơ quan, hay còn gọi là suy chức năng đa tạng.

Cô bé 12 tuổi bị ung thư gan do ăn đậu phộng mốc

Vợ “tá hỏa” khi chồng nhiễm chất độc có trong nhiều thực phẩm, độc tố gấp 68 lần thạch tín - 2

Khi nói đến việc đứa trẻ bị ung thư gan, chắc hẳn rất nhiều người đều ngạc nhiên và cho rằng việc này không thể xảy ra. Tuy nhiên, ung thư gan không chỉ xảy ra ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể mắc.

Cha mẹ của Tiểu Lí (11 tuổi) chỉ đi làm thuê, nên cuộc sống rất tiết kiệm. Do Tiểu Lí thích ăn đậu phộng, nên bố mẹ mua rất nhiều đậu phộng để ở nhà cho cô bé. Do khí hậu nên không ít đậu phộng đã bị mốc, cô bé chọn lọc lại và tiếp tục ăn.

Tuy nhiên, cô bé không biết được rằng, trong thực phẩm bị mốc sẽ có nấm Aspergillus flavus và biến đổi thành aflatoxin. Sự nguy hại của aflatoxin phá hủy tổ chức gan của ở người và động vật, khi bệnh nặng có thể dẫn đến ung thư và thậm chí là tử vong. Cô bé Tiểu Lí bị ung thư gan cũng chính là do nguyên nhân này gây nên.

Video: Cách pha nước chanh và mật ong giúp giải độc gan.

Aflatoxin là chất gì?

Độc tố vi nấm aflatoxin là do nấm Aspergillus flavus sản xuất ra, được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là chất gây ung thư loại 1, độc tính của nó gấp 10 lần so với chất độc kali xianua, và gấp 68 lần thạch tín, trong thực tế, nó được giấu trong một số loại thực phẩm mà mọi người thường ăn hàng ngày.

Đun trong vòng 20 tiếng ở nhiệt độ 100 độ C, chất này cũng không bị phá hủy

Nhiệt độ thích hợp để độc tốt nấm aflatoxin phát triển là từ 26-28 độ C, nhiệt độ càng cao, tốc độ phát triển của nấm aflatoxin càng nhanh, hơn nữa ở nhiệt độ 25-32 độ C, trong môi trường độ ẩm từ 80%-90%, aflatoxin rất nhanh chóng có thể bài tiết ra độc tố. Vì vậy, loại nấm mốc này sinh trường và tồn tại ở phía Nam nơi có môi trường nhiệt độ cao vừa phải lại ẩm ướt.

Vi nấm aflatoxin có độc tính rất mạnh, ở nhiệt độ bình thường rất khó để giết chết chúng, chúng không dễ tan trong nước. Các chuyên gia cảnh cáo, chất này đun ở 100 độ C trong vòng 20 giờ cũng không loại bỏ được triệt để.

Những thực phẩm dưới đây đều chứa aflatoxin

1, Đậu phộng, ngô bị mốc, tốt nhất nên vứt bỏ

Vợ “tá hỏa” khi chồng nhiễm chất độc có trong nhiều thực phẩm, độc tố gấp 68 lần thạch tín - 3

Aflatoxin được ẩn giấu trong các loại thực phẩm bị mốc, đặc biệt là các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như ngô và đậu phộng cũng không ngoại lệ. Trong môi trường nóng và ẩm, rất dễ sản sinh ra loại nấm mốc gây ung thư này.

2, Quả hạch bị đắng

Vợ “tá hỏa” khi chồng nhiễm chất độc có trong nhiều thực phẩm, độc tố gấp 68 lần thạch tín - 4

Nếu như hạt dưa, hạnh nhân,… ăn cảm thấy đắng, nhất định phải nhổ ra ngay lập tức và phải súc miệng bằng nước sạch. Vị đắng của hạt dưa do aflatoxin được tạo ra trong quá trình nấm mốc. Ăn thường xuyên làm tăng nguy cơ ung thư gan.

3, Mộc nhĩ ngâm trong nhiều ngày

Vợ “tá hỏa” khi chồng nhiễm chất độc có trong nhiều thực phẩm, độc tố gấp 68 lần thạch tín - 5

Như đã nói ở trên, ông Trần ở Chiết Giang đã bị ngộ độc do ăn mộc nhĩ ngâm trong 3 ngày dẫn đến các cơ quan trong cơ thể bị suy kiệt, tính mạng đang bị đe dọa. Bởi vì nấm ngâm trong nhiều ngày sẽ dễ bị sủi bọt, dễ dàng nhiễm nấm mốc, sản sinh aflatoxin, gây hại đến cơ thể.

4, Không rửa sạch đũa

Vợ “tá hỏa” khi chồng nhiễm chất độc có trong nhiều thực phẩm, độc tố gấp 68 lần thạch tín - 6

Những chiếc đũa sẽ không có khả năng tự sản sinh ra nấm Aspergillus flavus, nhưng bình thường dùng đũa để ăn cơm, khi ăn các thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, trong đũa rất dễ ẩn giấu tinh bột. Trong thời gian dài dẫn đến biến đổi thành nấm mốc, hơn nữa sản sinh thành aflatoxin. Các loại đũa gỗ, đũa sơn cũng rất dễ bị nứt, và lưu lại các thực phẩm, và sản sinh độc tố aflatoxin.

Do vậy, khi rửa đũa, cần ngâm đũa trước để làm mềm thực phẩm còn dính trên đũa, sau đó rửa kỹ dưới nước chảy và phơi khô, để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Bên cạnh đũa, thớt gỗ cũng gây sản sinh nấm mốc sau khi dùng thái chặt thực phẩm. Do vậy, thớt sau khi dùng, nên rửa sạch dưới vòi nước và treo lên để cho thớt khô.

5, Dùng máy tự ép dầu

Vợ “tá hỏa” khi chồng nhiễm chất độc có trong nhiều thực phẩm, độc tố gấp 68 lần thạch tín - 7

Bình thường dùng máy tự ép dầu có quy trình đơn giản, không thể loại bỏ được các chất độc hại ở nguyên liệu thô trong quá trình tinh chế. Đặc biệt là đậu phộng nếu không chọn lựa kĩ sẽ rất dễ dẫn đến bị nhiễm nấm aflatoxin ở bên trong. Do vậy, khi ép các nguyên liệu thô chứa nấm mốc, dẫn đến dầu được chiết xuất ra cũng có thể chứa aflatoxin.

Vì vậy, kiến nghị mọi người nên đi đến siêu thị lớn để mua dầu ăn của các thương hiệu an toàn. Làm như vậy, có thể tránh xa aflatoxin. Nhiều người cho rằng, rửa sạch nồi có thể khử trùng độc tố. Tuy nhiên sự thật không phải như vậy. Ở nhiệt độ nấu ăn bình thường thì không thể loại bỏ được độc tố aflatoxin, nhiệt độ để aflatoxin phân rã là ở 280 độ C.

Một số cách loại bỏ vi nấm aflatoxin

1, Dầu nóng cho thêm muối

Vợ “tá hỏa” khi chồng nhiễm chất độc có trong nhiều thực phẩm, độc tố gấp 68 lần thạch tín - 8

Một cử chỉ nhỏ trước khi nấu có thể giúp loại bỏ một lượng aflatoxin nhất định. Nếu chúng ta sử dụng dầu như dầu đậu phộng, sau khi cho dầu vào chảo hãy thêm một ít muối, và khuấy trong 10 đến 20 giây, về cơ bản sẽ loại bỏ aflatoxin trong hầu hết các loại dầu ăn. Việc trung hòa và suy thoái aflatoxin bằng muối có thể loại bỏ khoảng 95% aflatoxin.

2, Ăn nhiều rau lá xanh

Vợ “tá hỏa” khi chồng nhiễm chất độc có trong nhiều thực phẩm, độc tố gấp 68 lần thạch tín - 9

Ăn rau lá xanh có thể khiến mất một phần aflatoxin mà chúng ta vô tình ăn phải. Bởi vì chất diệp lục có thể ngăn chặn sự hấp thụ aflatoxin và ngăn ngừa ung thư gan.

3, Cố gắng không tích trữ thức ăn

Vợ “tá hỏa” khi chồng nhiễm chất độc có trong nhiều thực phẩm, độc tố gấp 68 lần thạch tín - 10

Cách hiệu quả nhất để tránh aflatoxin là ngăn chặn thực phẩm sản sinh ra aflatoxin. Khi mua thực phẩm, nếu bạn tìm thấy thực phẩm không sạch sẽ và bị hư hỏng, tốt nhất không nên mua.

Mua quả hạch cố gắng chọn một gói nhỏ. Sau khi mua về, tốt nhất là bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát (tốt nhất là dưới 20 độ C và độ ẩm tương đối dưới 80%) và tránh ánh nắng trực tiếp.

4 thực phẩm dễ rước bệnh không ít người ăn, đun nước sôi khử trùng 10 lần cũng vô dụng
Theo nghiên cứu, trên thế giới trung bình cứ 6 người chết, thì có một người chết vì bệnh ung thư. Ung thư đã trở thành kẻ giết người số một của sức...
Hà Vũ (Dịch từ QQ, jksb)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư