Từ ngày bố chồng mất, sức khỏe mẹ yếu đi rõ rệt, bà đi lại khó khăn, không thể làm được việc nhà nữa. Tôi vừa bán hàng, vừa lo cơm nước, công việc bận rộn từ sáng sớm đến tối khuya.
Sau khi cưới, tôi muốn ra ngoài sống nhưng bố mẹ chồng không đồng ý. Bởi nhà ông bà đã xây rộng rãi, 2 người già ở quá rộng và trống trải, chúng tôi không ở sau này bố mẹ mất rồi thì nhà cũng để không.
Không muốn bọn tôi tốn kém khoản tiền lớn để xây nhà, thế là bố chồng tìm mọi cách níu kéo lại. Chồng tôi nghe lời bố mẹ, anh cũng không muốn rời xa ông bà. Thế là chúng tôi đành phải từ bỏ ý định ra ở riêng.
Vợ chồng anh cả ở ngay bên cạnh, anh chị đi làm suốt ngày, 3 đứa con đều phó thác cho mẹ chồng chăm sóc. Bố mẹ chồng tôi rất thương các cháu, ngày nào cũng tận tụy đưa đón bọn trẻ đi học, cho ăn và tắm rửa.
Công việc của tôi là bán quầy tạp hóa tại nhà nên chủ động chăm sóc được các con và không phải nhờ vả ông bà. Với lại suy nghĩ của tôi rất khác với chị dâu, tôi không muốn nhờ vả mang ơn ai, những việc nào có thể làm được thì sẽ cố gắng hết sức, đến khi bản thân không làm được mới phải nhờ sự giúp sức của ông bà.
Ông bà đã có tuổi, tôi không muốn chuyện con cái làm khổ bố mẹ chồng. Tuy cùng một nhà nhưng tôi không bao giờ phải nhờ ông bà chăm sóc các con của tôi.
Bố mẹ chồng tôi rất thương các cháu, ngày nào cũng tận tụy đưa đón bọn trẻ đi học, cho ăn và tắm rửa. (Ảnh minh họa)
Lúc khỏe bố mẹ chăm sóc con cái cho gia đình anh cả nhưng lúc ông bà về già, vợ chồng anh ấy lại thờ ơ không quan tâm. Mỗi lần ông hay bà bệnh, anh chị chỉ qua thăm một lần, sau đó không đoái hoài gì nữa.
Bà mắc bệnh tiểu đường, tháng nào cũng đi bệnh viện lấy thuốc, tôi nhắc nhở chị dâu nên sắp xếp thời gian để đưa bà đi nhưng chị nói việc rất bận, không thể đi được và phó thác cho tôi.
Vì sức khỏe của mẹ chồng, tôi chỉ biết nhẫn nhịn, im lặng và chăm sóc bà. Tôi không dám than thở chuyện chị dâu thờ ơ, vô trách nhiệm với mẹ chồng, bởi nói ra chỉ khiến người ngoài cười gia đình tôi không đoàn kết, chê trách chị em dâu tị nạnh chuyện chăm sóc mẹ.
Từ ngày bố chồng mất, sức khỏe mẹ yếu đi rõ rệt, bà đi lại khó khăn, không thể làm được việc nhà nữa. Tôi vừa bán hàng, vừa lo cơm nước, công việc bận rộn từ sáng sớm đến tối khuya.
Mấy hôm trước, chị em dâu tôi ngồi nói chuyện với nhau. Chị dâu hỏi lương mẹ chồng tăng rồi được bao nhiêu. Hàng tháng tôi lĩnh lương của bà, tôi cũng không muốn giấu giếm chuyện này nên công khai hết:
“Lương mẹ được 11 triệu/tháng, mỗi tháng góp với vợ chồng em 4 triệu ăn uống và chi tiêu các kiểu. Số tiền còn lại em mua vàng để bà tích trữ, 2 tháng cũng mua được hơn 1 chỉ vàng. Nhiều năm nay mua vàng giúp mẹ, chắc bà cũng tích lũy được nhiều vàng đấy”.
Từ ngày bố chồng mất, sức khỏe mẹ yếu đi rõ rệt, bà đi lại khó khăn, không thể làm được việc nhà nữa. (Ảnh minh họa)
Tôi chưa nói dứt câu, chị dâu lớn giọng nói:
“Mẹ già rồi, ăn uống được là bao đâu, các em chỉ nên lấy bà mỗi tháng 2 triệu là nhiều lắm rồi. Nhà chị đây, mỗi tháng chỉ cần 4 triệu đủ tiền ăn cho cả gia đình”.
Nghe chị dâu nói tôi mừng quýnh lên:
“Ngày mai chị rước mẹ về chăm sóc phụng dưỡng bà giúp em nha. Lương mẹ cao, chị em mình mỗi người hưởng chút lộc của bà”.
Sau đó tôi nói chuyện với mẹ qua nhà chị dâu sống để chị ấy chăm sóc, bởi anh chị đã nghỉ hưu, có nhiều thời gian lo cho bà. Nhưng mẹ lắc đầu nói:
“Nhà tôi, tôi ở, không đi đâu hết. Có phải mẹ không trả lương cho con nuôi dưỡng mỗi tháng nên muốn đẩy thân già này đi à?”.
Tôi kể lại chuyện của 2 chị em nói lúc chiều cho mẹ chồng hiểu. Nghe xong mẹ liền bảo tôi giữ hết lương và lo cho bà, bà không muốn tiết kiệm nữa. Bởi bà sợ trữ nhiều tiền rồi con cái xảy ra mâu thuẫn và tôi sẽ bị mang tiếng bòn rút tiền của mẹ chồng. Bà cho là tôi vất vả chăm sóc phải được trả công, bà không muốn mắc nợ ân tình của tôi.
Hôm sau, mẹ chồng gọi vợ chồng chị dâu qua công bố quyết định của bà. Chị rất bức xúc khi mẹ không chịu qua nhà chị ở mà lại giao hết 11 triệu tiền lương tháng cho tôi sử dụng. Vậy là cuối cùng mẹ chồng đã nhìn thấy sự âm thầm hi sinh vì gia đình của tôi bấy lâu nay.