Mâm cỗ cúng thần Tài rất đơn giản, bạn chỉ cần bỏ một chút công sức ra là được.
Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là một trong những vị thần chuyên cai quản các vấn đề liên quan đến Tài, Phúc, Phú, Quý của con người và mang lại những tài lộc, sự sung túc cùng may mắn. Cũng chính vì thế, ngày vía Thần Tài (10/1 Âm lịch) trong dân gian chính là thời điểm quan trọng và thích hợp nhất để người dân, đặc biệt là những ai làm ăn kinh doanh cầu tài lộc, sung túc, may mắn cho công việc của mình.
Cũng trong ngày vía Thần Tài, mọi người cần chuẩn bị những lễ vật và một mâm cỗ Tam sên đơn giản, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mình.
Trong ngày vía Thần Tài, mọi người cần chuẩn bị những lễ vật và một mâm cỗ Tam sên đơn giản, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mình.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, năm nay 2023, khung giờ vàng cúng lễ ngày Tết Thần Tài có 3 khoảng: Giờ Mão từ 5h đến 7h. Giờ Tỵ từ 9h đến 11h. Giờ Thân từ 15h đến 17h. "Đây cũng là 3 khung giờ mà ta nên mang vàng và bạc đi qua cổng chính, cửa chính đặt vào vùng tài vị để két sắt, nơi chuyên để tiền...", chuyên gia phong thủy nói.
Dưới đây là gợi ý của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà về các lễ vật và mâm cỗ Tam Sên đơn giản để cúng thần Tài lấy may, các bạn có thể tham khảo:
Đồ lễ cúng Tết Thần Tài ngày mùng 10 tháng Giêng bao gồm:
- Nến (đèn cầy).
- Hương thắp (nhang).
- 3 cốc nước.
- 3 cốc rượu.
- Gạo (phải là gạo tẻ).
- Tiền vàng mã.
- Muối hạt sạch.
- Thuốc lá.
- Hoa tươi (có thể hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…)
- Tiền lẻ.
- 1 đĩa bánh kẹo (1 đĩa). Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu). Xôi đậu xanh.
- Bộ Tam Sên (mâm cỗ Tam Sên): gồm thịt heo luộc (thịt heo phải có cả mỡ, nạc, da) hoặc heo quay, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm (hoặc cua luộc). Các bạn cũng có thể sắm lễ cúng Thần Tài bằng cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi (có thể có hoặc không tùy thuộc vào điều kiện gia đình của mỗi người).
- Chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
Dưới đây là 1 cách chuẩn bị mâm cỗ Tam Sên, các bạn hãy tham khảo:
1. THỊT QUAY
Nguyên liệu:
- 1 tảng ba chỉ (phần nào mỡ quá có thể cắt đi rồi tận dụng mang kho cá)
- 1 bát muối hạt to
Cách làm:
Đun sôi 1 chảo nước, nhúng phần bì xuống để phần bì chín tái. Sau đó dùng giấy ăn lau khô phần bì lợn. Dùng máy sấy tóc sấy khô khắp phần bì 5 phút.
Lấy dao sắc khứa sọc ngang và dọc lên miếng bì. Tiếp theo dùng giấy bạc bọc kín miếng thịt, chỉ để hở bì và lưu ý phần giấy bạc cao hơn bì chút nhé để lát giữ muối.
Cho tảng thịt bỏ vào nồi chiên không dầu. Rắc muối hạt che kín miếng bì. Các bạn không cần lo miếng thịt mặn. Muối trong công thức này giúp bì khô, nổ bì khiến bì giòn.
Bật nồi chiên không dầu 200 độ C trong 20 phút. Sau 20 phút thì muối đã khô hết và đóng thành tảng, bỏ hết phần muối này đi.
Lưu ý phải gạt sạch hết muối. Bì lúc này khô cong.
Bỏ hết cả giấy bạc cũ đi, cuốn giấy bạc mới quanh miếng thịt và cả bên dưới miếng thịt, vẫn để hở phần bì.
Đóng nồi chiên không dầu lại, bật 200 độ C 40 phút (nồi trong bài viết công suất 1700w, nồi nhà ai công suất cao thì giảm nhiệt phù hợp).
Lưu ý: Lần chiên thứ 2 không mở nồi ra trong quá trình chiên.
Hết thời gian, bì nổ rất đẹp mắt. Phần thịt mềm ngọt thơm vị thịt, phần bì giòn tan.
2. TÔM LUỘC
Tôm rửa sạch, bỏ chỉ tôm. Chuẩn bị 1 nồi, cho xíu nước, thêm sả và gừng rồi cho tôm vào đun sôi. Nếu bạn không thích cho nước cho thể thay thế bằng bia. Khi nào tôm chuyển thành màu đỏ, co lại thì tôm chín. Cho tôm ra đĩa.
3. TRỨNG LUỘC
Trứng rửa sạch, cho vào nồi nước, thêm chút muối và giấm, sau đó luộc cho đến khi chín. Nếu là trứng gà khoảng 8-10 phút sẽ chín, còn nếu là trứng vịt thì luộc khoảng 12 phút.
Ý nghĩa bộ Tam Sên: Theo các chuyên gia văn hóa, bộ tam sên này là đại diện 3 loài vật tượng trưng cho Thổ - Thủy - Thiên, trong đó miếng thịt heo (sống trên cạn) – Thổ, con tôm hoặc cua (sống dưới nước - Thủy, trứng gà hoặc trứng vịt (đại diện loài có lông vũ bay trên trời) – Thiên. Lý do người ta dùng trứng là để biểu trưng hơn cho tính phồn thực). |
Chúc các bạn thành công!
* Bài viết chỉ mang tính tham khảo