Theo CNA, các chuyên gia y tế của Italy và Anh đang nghiên cứu liệu có mối liên hệ nào giữa đại dịch COVID-19 với các trường hợp bệnh nhi nhập viện vì một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
Các bác sĩ Anh, Italy theo dõi mối liên hệ giữa COVID-19 và bệnh Kawasaki
Các bác sĩ ở miền Bắc Italy – một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thế giới trong đại dịch COVID-19 đã báo cáo số lượng lớn trẻ em dưới 9 tuổi mắc căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng giống như là bệnh Kawasaki – căn bệnh khá phổ biến ở khu vực châu Á.
Ở Anh, các bác sĩ cũng đã có những quan sát tương tự khiến Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cũng phải nói rằng cảm thấy “rất lo lắng” khi phát biểu trong một bản tin ngắn về COVID-19 hôm 27/4. Ông cũng cho hay các cơ quan y tế trong nước đang tìm hiểu vấn đề này một cách chặt chẽ.
Giám đốc y tế của Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) Stephen Powis cũng cho hay ông đã nhận được báo cáo về các trường hợp trẻ mắc bệnh có triệu chứng giống Kawasaki trong vài ngày qua. Tuy nhiên ông nhận mạnh rằng còn quá sớm để xác định mối liên hệ giữa bệnh này với COVID-19.
Một bệnh nhân nhí được đưa tới bệnh viện ở Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Tại Mỹ, các chuyên gia nhi khoa hàng đầu cho biết họ vẫn chưa thấy điều gì tương tự. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) vẫn chưa thấy điều gì tương tự ở nước này - nơi có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 nhiều nhất. Bác sĩ Sean O'Leary, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở trẻ tại Bệnh viện Nhi đồng Colorado, thành viên của AAP, cho biết bệnh viện của ông đã gặp một số trường hợp mắc bệnh Kawasaki trong năm nay, nhưng không có ai trong số hơn 30 trẻ mắc chứng bệnh này có nhiễm COVID-19.
"Ngay cả khi nó có liên quan, đó cũng là một biến chứng rất hiếm gặp", ông nói. "Nếu nó phổ biến hơn thì chúng tôi đã phải gặp không ít trường hợp."
Bệnh Kawasaki, không rõ nguyên nhân, thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi và có các biểu hiện như sốt, nổi mẩn đỏ trên da, sưng viêm các mạch máu nhỏ và vừa trên cơ thể và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới viêm động mạch vành ở tim.
Sẽ hoãn tiêm chủng với những tỉnh có nguy cơ và nguy cơ cao với dịch COVID-19
Theo đó, trong giai đoạn này, hoạt động tiêm chủng mở rộng được triển khai đối với các tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ thấp. Các tỉnh thuộc nhóm nguy cơ cao và có nguy cơ sẽ tạm hoãn tiêm chủng thường xuyên và thực hiện quản lý đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, bảo đảm trẻ được tiêm đầy đủ ngay sau khi đủ điều kiện tiếp tục triển khai tiêm chủng.
Ảnh minh họa
Với các nhóm nguy cơ thấp khi thực hiện tiêm chủng phải đảm bảo an toàn tiêm chủng và các biện pháp phòng, chống lây nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định. Các địa phương sẽ phải lập danh sách đối tượng đến tiêm chủng theo khung giờ, không quá 20 người/điểm tiêm chủng trong cùng thời điểm và không quá 50 đối tượng/điểm tiêm chủng/buổi tiêm chủng. Đảo đảm khoảng cách tối thiểu 2m giữa các đối tượng.
Cùng với đó, sàng lọc đối tượng trước buổi tiêm chủng: Trẻ đang ốm, sốt hoặc có biểu hiện viêm long đường hô hấp thì không đưa trẻ đi tiêm; người đưa trẻ đi tiêm không có các dấu hiệu ho, sốt, nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, hay có tiền sử tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 trong vòng 14 ngày.
Thành phố Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao (tập trung ở 1 số nơi có ca bệnh, đang tiến hành cách ly là chủ yếu); Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang thuộc nhóm có nguy cơ; nhóm nguy cơ thấp gồm các địa phương còn lại. |
Bệnh nhân mắc COVID-19 cuối cùng trong cộng đồng tại Việt Nam đã âm tính 2 lần
Tính đến thời điểm này (28/4), bệnh nhân 268 ở Hà Giang là bệnh nhân mắc COVID-19 trong cộng đồng cuối cùng được ghi nhận. Hiện bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn.
Ông Lương Viết Thuần, Giám đốc Sở Y tế Hà Giang, cho biết nữ bệnh nhân 16 tuổi đã âm tính hai lần vào ngày 23/4 và sáng nay (28/4). Hiện tại, bệnh nhân ổn định, không còn ho, không sốt, tự thở, các chỉ số sức khỏe ổn.
Trước đó, ca bệnh này phải tiến hành xét nghiệm 3 lần mới có kết quả dương tính. Theo đó, ngày 11/4 lấy mẫu xét nghiệm lần 1, cho kết quả nghi ngờ dương tính; đến ngày 14/4 kết quả lần 2 cũng nghi ngờ dương tính. Tiếp tục lấy dịch họng làm xét nghiệm lần 3, lấy mẫu máu làm xét nghiệm mới có thể khẳng định dương tính.
Được biết, bệnh nhân 268 chủ yếu ở nhà, có tiếp xúc với những người đi làm việc bên Trung Quốc về. Tuy nhiên, những người này xét nghiệm đều âm tính. Một người anh trai đang chăm sóc bệnh nhân 268 tại viện, hàng ngày tiếp xúc rất gần nhưng chưa bị lây nhiễm, kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.
BN 268 hiện đang có sức khỏe tiến triển tốt.
Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý khi phát hiện người nghi mắc COVID-19 ở trường học
Nguồn: Bộ Y tế - TTXVN
(Theo Tiền Phong)
Có 3 ca tái dương tính xét nghiệm âm tính trở lại sau khi điều trị
Bộ Y tế cho biết, hiện đã có 3 ca dương tính trở lại đã có kết quả âm tính trở lại với SARS-CoV-2 sau khi được cách ly, theo dõi, điều trị tại bệnh viện. Đó là bệnh nhân 52, bệnh nhân 49 ở Quảng Ninh và bệnh nhân 36 ở Bình Thuận.
Theo đó BN 52 và BN 149 có kết quả tái dương tính vào ngày 21/4, nay đã có kết quả xét nghiệm lại âm tính với SARS-CoV-2. Hiện cả hai vẫn được theo dõi tại bệnh viện, điều trị nâng cao thể trạng, sức khỏe ổn định, không sốt, không ho.
Còn BN 36 ở Bình Thuận, kết quả xét nghiệm mới nhất của viện Pasteur Nha Trang cũng cho thấy bệnh nhân đã âm tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Cơ sở Điều trị COVID-19 của tỉnh. Bệnh nhân tiếp tục được lấy mẫu gửi đi xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang.
Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận cho biết, tất cả các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân 36 đều có kết quả xét nghiệm âm tính.