Nhiều người có sở thích ăn sống một số loại rau củ vì cho rằng như vậy mới giữ được độ tươi và dinh dưỡng. Tuy nhiên có một số loại tốt nhất không nên ăn sống và thậm chí còn phải nấu chín kỹ mới có thể đảm bảo an toàn.
Thực phẩm là một nguồn năng lượng quan trọng của con người. Theo hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc, rau củ quả rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu chẳng hạn như vitamin, tinh bột, đường. Người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 300 ~ 500g rau mỗi ngày, đồng thời ăn trái cây tươi mỗi ngày để giữ cho cơ thể có sức đề kháng tốt.
Có nhiều phương pháp để chế biến rau như luộc, xào,... Nhưng do đặc thù của một số loại rau, phương pháp nấu ăn thông thường chưa đủ để đảm bảo an toàn.
7 loại rau dưới đây phải được nấu chín kỹ trước khi ăn, nếu không chúng có thể sản sinh độc tố, hại cơ thể.
1. Đậu cô ve
Đậu cô ve là một loại rau phổ biến trong cuộc sống. Nó rất giàu chất dinh dưỡng và có thể chế biến, kết hợp với nhiều món khác nhau nhưng ít người biết loại đậu này có độc tính cao.
Thủ phạm thực sự là hemagglutinin và saponin trong đậu. Tuy nhiên, hai chất độc này có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao, và nó sẽ không gây hại cho cơ thể con người sau khi tiêu thụ. Nếu không được nấu chín, chất saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa gây ngộ độc và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa.
Vì vậy, trước khi ăn đậu, hãy nhớ đun sôi nước và nấu chín kỹ để tránh ngộ độc thực phẩm.
2. Rau chân vịt
Rau chân vịt hay rau mâm xôi cũng rất giàu chất sắt và canxi. Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý rau bina có chứa axit oxalic quá nhiều, uống quá nhiều axit oxalic có thể gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa của con người, cản trở sự hấp thu canxi.
Đun sôi nước và nấu chín kỹ rau chân vịt có thể loại bỏ axit oxalic trong rau.
3. Sắn
Sắn là món rất được ưa thích vào mùa đông. Tuy nhiên sắn nhất định phải nấu chín kỹ mới ăn bởi sắn sống chứa glucosides cyanogenic kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide rất độc. Ăn 150-300gram sắn sống có thể gây ngộ độc và thậm chí tử vong.
4. Cà tím
Cà tím có chứa solanine một chất làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Không những vậy, lượng solanine trong cà tím già chưa chín tương đối cao, rất dễ ngộ độc. Do đó, nhất định phải nấu chín kỹ cà tím để đảm bảo an toàn.
5. Đậu thận
Nhiều loại đậu có thể gây đau dạ dày nhẹ khi nấu chưa chín, nhưng đậu thận đặc biệt hơn. Đâu thận nhất là đậu sống có chứa chất phytohaemagglutinin với hàm lượng rất cao, nếu ăn phải đậu thận sống sẽ bị tiêu chảy và nôn mửa. Tuy nhiên độc tố này có thể được xử lý nếu chúng ta nấu chín kỹ nó trước khi ăn.
6. Măng
Trong măng chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng khi được nấu sôi.
Để loại bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút.
7. Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin - chất nhạy cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da.
Vì vậy, chỉ ăn mộc nhĩ khi đã nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.