Ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư dạ dày mà một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chính là những thói quen xấu khó bỏ như thức khuya, nhịn ăn,...
Cách đây một tháng, có một cô gái thân hình gầy gò, cùng người cha bước vào Khoa Tiêu hóa, tên cô gái là Đường Đường, 21 tuổi, đang là sinh viên đại học. Mặc dù mặt nhợt nhạt, thân hình cao gầy, nhưng Tiểu Đường có đôi mắt đẹp, vẫn bộc lộ sự trẻ trung.
Sau khi ngồi xuống, Tiểu Đường chậm rãi nói với bác sĩ rằng gần đây, cảm giác ăn uống của cô ngày càng kém, không thể ăn bất cứ thứ gì, thường xuyên bị đầy hơi, đau bụng, cân nặng suy giảm nhanh, trong 2 tháng Tiểu Đường sụt 10kg. Kinh nguyệt đã 2 tháng không thấy.
Tiểu Đường có thói quen không ăn sáng, thích ăn cay và thường xuyên thức đêm chơi điện thoại
Sau khi nghe Tiểu Đường nói, bác sĩ Trương Hiệu Nhan, trưởng Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Trường Hải Thượng Hải đã cảm thấy có điều bất ổn, nghi ngờ cô gái trẻ có khả năng bị ung thư dạ dày. Bác sĩ Trương ngay lập tức làm kiểm tra hơi thở c-14, xét nghiệm máu, kiểm tra máu trong phân.
Kết quả cho thấy: Helicobacter pylori dương tính, giá trị DPM thở ra carbon 14 lên đến 1400, thiếu máu nặng, huyết sắc tố chỉ 67g; có máu trong phân. Sau khi đọc kết quả, bác sĩ Trương đã sắp xếp cho Tiểu Đường đi nội soi dạ dày.
Vài ngày sau, kết quả bệnh lý được đưa ra, giống như phán đoán của bác sĩ Trương: ung thư biệt hóa kém (biệt hóa kém là một khối u ác tính cao). Nữ sinh viên đại học 21 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày. Khi biết tin, người cha 50 tuổi của cô gái bất ngờ ngồi thụp xuống đất và khóc trong sự tuyệt vọng, ông vừa khóc vừa nói: “Bác sĩ, đứa trẻ này mới 21 tuổi, nó mới là sinh viên năm 2, xin bác sĩ hãy cứu lấy con gái tôi…”
Theo bố của Tiểu Đường chia sẻ, từ nhỏ dạ dày của Tiểu Đường không tốt, không thích nói chuyện, tính cách hướng nội. Tiểu Đường rất kén ăn, hầu như không bao giờ ăn sáng, thích ăn đồ cay, mỳ ống, cũng thích thức khuya để xem điện thoại. Một năm trước, Tiểu Đường bị đau dạ dày, có mua thuốc uống và cũng có thuyên giảm. Vào kỳ nghỉ hè, có một lần Tiểu Đường bị đau bụng dữ dội, mới lần đầu tiên đến viện khám, khi đó bác sĩ kiến nghị nội soi dạ dày, nhưng bị cô gái từ chối. Bác sĩ đành kê thuốc điều trị loét, giúp giảm triệu chứng.
Thời gian gần đây, sau giờ học, cơn đau dạ dày của Tiểu Đường ngày càng thường xuyên hơn và sụt cân trông thấy. Cô gái trẻ liên tục đau bụng, không muốn ăn uống, đến mức độ không có sức lực để đi lên lầu. Cuối cùng, người cha phải đưa Tiểu Đường đến bệnh viện để kiểm tra, không ngờ lần này kết quả lại như vậy.
Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày?
Khó chịu và đau bụng trên là triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của ung thư dạ dày. Cơn đau này thường được biểu hiện là đau ẩn, ăn xong xuất hiện cảm giác trướng bụng, cơn đau lặp đi lặp lại, không kéo dài, mức độ không nghiêm trọng, rất dễ bị nhầm lẫn với chứng khó tiêu hoặc bệnh dạ dày cũ.
Bác sĩ cho biết dấu hiệu ung thư dạ dày thường nhầm lẫn với triệu chứng khó tiêu.
Ngoài ra, ung thư dạ dày thường đi kèm với sưng cục bộ của thành dạ dày, dẫn đến giảm tốc độ vận động của dạ dày. Sau khi ăn, dạ dày không thể gửi thức ăn đến ruột non thông qua nhu động ruột bình thường, và axit dạ dày có thể trào ngược với thức ăn đến thực quản. Khi trào ngược xảy ra, bệnh nhân sẽ cảm thấy trào ngược axit và ợ nóng.
Xuất huyết dạ dày mạn tính còn dẫn đến thiếu máu, bệnh nhân thường có biểu hiện da nhợt nhạt hoặc vàng nhạt, võng kết mạc trắng bệch. Nếu bạn có những triệu chứng tương tự nên hết sức cảnh giác, cố gắng đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt, tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu. Thiếu máu do ung thư dạ dày còn đi kèm với tình trạng phân đen. Khi bị ung thư, các khối u sẽ phá hủy mạch máu trong thành dạ dày và gây chảy máu, chảy máu chậm và liên tục sẽ gây hiện tượng phân đen.
Sau khi bị ung thư dạ dày, bệnh nhân thường có một hoặc nhiều triệu chứng tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường và lượng chất dinh dưỡng đi vào cơ thể giảm. Các khối u ác tính có sự trao đổi chất mạnh mẽ và bệnh nhân thường tiêu thụ nhiều hơn lượng ăn vào. Do đó, họ sẽ giảm cân mà không rõ nguyên nhân và thường giảm cân đáng kể trong thời gian ngắn.
Bác sĩ cảnh báo: Khi có triệu chứng cần phải nội soi dạ dày kịp thời
Bác sĩ Trương cho biết nếu Tiểu Đường sẵn sàng tiến hành nội soi dạ dày một năm trước, phát hiện bệnh sớm, và có thể được chữa lành ngay cả khi không phẫu thuật. Giáo sư Vương Đông, phó giám đốc Trung tâm Nội soi tiêu hóa của Bệnh viện Trường Hải Thượng Hải cho biết, nội soi dạ dày kết hợp với sinh thiết là "tiêu chuẩn vàng" để chẩn đoán ung thư dạ dày. Nội soi dạ dày có thể tìm thấy chính xác các tổn thương niêm mạc dạ dày nhỏ. Các bác sĩ nội soi có kinh nghiệm có thể đánh giá bản chất của tổn thương dạ dày bằng vị trí, màu sắc và phạm vi của tổn thương niêm mạc dạ dày.