Bị bạn cùng lớp đánh: Cha mẹ chưa đủ quan tâm hay chính con chưa nhận thức được

Ngày 07/04/2019 06:30 AM (GMT+7)

Những vụ bạo lực học đường xảy ra liên tiếp khiến nhiều người hoang mang, trách nhiệm do ai?

Những ngày qua, dư luận bàng hoàng khi xuất hiện liên tiếp hai video ghi lại cảnh học sinh đánh hội đồng bạn cùng lớp một cách thô bạo. Hành vi bạo lực này là tiếng chuông cảnh báo cho một vấn nạn vẫn nhức nhối suốt nhiều năm qua sau cánh cổng trường học.

Học sinh cấp 2, cấp 3 thuộc lứa tuổi đang trong quá trình phát triển về tâm sinh lý, hình thành tính cách. Ở độ tuổi này, các em dễ dàng bị ảnh hưởng bởi môi trường, dễ bị kích động dẫn đến những hành vi không chuẩn mực. Bởi vậy, đây là thời điểm mà gia đình và nhà trường cần phải quản lý sát sao, định hướng để các em phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, gia đình và nhà trường chỉ có trách nhiệm uốn nắn, mọi hành vi thái độ vẫn xuất phát từ các em học sinh. Vậy phụ huynh nghĩ sao khi con em mình bị bắt nạt hoặc đi bắt nạt người khác?

Bị bạn cùng lớp đánh: Cha mẹ chưa đủ quan tâm hay chính con chưa nhận thức được - 1

Ngôi trường xảy ra vụ nữ sinh bị đánh hội đồng

Anh Th. (49 tuổi, Hà Nội) cho rằng cần quản lý con mình chặt chẽ để sớm nhận ra những dấu hiệu bất thường: "Tôi nghĩ bố mẹ nào cũng cần quan tâm con để luôn biết con mình đang ở đâu, làm gì, chơi với bạn bè ra sao.  Nếu thấy con chơi với những trẻ cá biệt thì phải nói chuyện, trao đổi với con ngay lập tức. Còn nếu con có biểu hiện buồn chán, không muốn đi học, bố mẹ cũng phải quan tâm hỏi han".

"Lý do mà nhiều người đổ lỗi cho gia đình khi có con hư hỏng là bởi rõ ràng ở độ tuổi đó trẻ chưa thể tự ý thức được đâu là đúng đâu là sai, cần có người dạy dỗ, uốn nắn. Vì vậy trách nhiệm từ phía gia đình trong các vụ bạo lực học đường là phần lớn", anh Th. chia sẻ thêm.

Bị bạn cùng lớp đánh: Cha mẹ chưa đủ quan tâm hay chính con chưa nhận thức được - 2

Anh Th. khẳng định gia đình phải chịu trách nhiệm lớn khi con cái hư hỏng

Còn chị Nh. (46 tuổi, Hà Nội) có hai con nhỏ đang học cấp 2 và cấp 3 cũng đồng tình với anh Th: "Khi đọc những thông tin về bạo lực học đường gần đây, tôi nghĩ lỗi gần như là do gia đình không kèm cặp con kỹ càng. Tôi có một bé gái học cấp 2 và bé trai học cấp 3, cả hai đều đang ở độ tuổi ẩm ương nên tôi cùng chồng luôn cố gắng dành thời gian để trò chuyện với con. Mỗi bữa cơm cả gia đình lại ngồi kể nhau nghe những chuyện đã xảy ra trong ngày. Như thế giữa bố mẹ và con cái sẽ thu hẹp khoảng cách, nếu có vấn đề gì ở trường lớp thì con mình cũng dễ dàng tâm sự với mình hơn".

Bị bạn cùng lớp đánh: Cha mẹ chưa đủ quan tâm hay chính con chưa nhận thức được - 3

Chị Nh. luôn để ý trò chuyện cùng các con

Trái ngược với hai ý kiến trên, anh M. (50 tuổi, Hà Nội) thì cho rằng gia đình và nhà trường chỉ đóng vai trò phụ, ý thức được không vẫn do chính bản thân mỗi người: "Tôi biết nhiều gia đình rất quan tâm đến con. Ở nhà, đứa trẻ đó cũng rất ngoan ngoãn, học giỏi. Nhưng bỗng nhiên một ngày nhà đó phát hiện con mình nhắn tin với bạn bè nói xấu một bạn khác trong lớp, thậm chí cũng đồng lòng tẩy chay bạn đó".

"Một trường hợp khác thì là ở vị trí nạn nhân. Cô bé đó ngoan và rất vui vẻ, không có biểu hiện gì bất thường khi ở nhà. Cho đến khi cô giáo chủ nhiệm gọi điện về báo cho gia đình về chuyện cô bé bị bạn ở lớp thường xuyên trêu chọc vì thân hình mập mạp thì bố mẹ mới biết. Như vậy, vấn đề là ở nhận thức của các em ra sao. Gia đình và nhà trường chỉ có 1 phần trách nhiệm, đôi khi không thể kiểm soát được", anh M. chia sẻ.

Bị bạn cùng lớp đánh: Cha mẹ chưa đủ quan tâm hay chính con chưa nhận thức được - 4

Anh M. cho rằng gia đình và nhà trường có thể giáo dục và định hướng, nhưng nhận thức được không vẫn nằm ở các em học sinh.

Gia cảnh đáng thương của nữ sinh bị đánh hội đồng: Bàn học chông chênh, cả năm mặc đồ cũ
Y. sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ngay cả chiếc bàn học tử tế cũng không có, hàng ngày đi học phải mặc đồ cũ.
H.M
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phỏng vấn nhanh