Bí ẩn về ngôi mộ chôn đứng ở Tiền Giang, người dân vừa khiếp sợ vừa oán hận khi nhắc đến

NGỌC HÀ - Ngày 17/09/2022 12:12 PM (GMT+7)

Trần Bá Lộc chết, người dân Cái Bè không mặn mà với đám tang này bởi lúc còn sống ông ta là tay sai cho Pháp và có quá nhiều tội ác với dân chúng.

Ghé thị trấn Cái Bè (Tiền Giang) hỏi về ngôi mộ chôn đứng ai cũng hay biết. Bởi nó quá nổi tiếng, lại gắn liền với nhiều giai thoại được truyền miệng từ đời này sang đời khác. “Ngôi mộ ấy nằm trong khu nghĩa trang của thị trấn. Nó tọa ở bãi đất trồng, cạnh một ngôi mộ được xây dựng kiên cố, có tấm bia bằng đá cẩm thạch và hai ngôi mộ có rào sắt. Đó là ngôi mộ của ông Trần Bá Lộc”, anh Huỳnh Trí (40 tuổi) – một người dân sống tại thị trấn cho biết.

Lúc này chúng tôi đặt câu hỏi: “Ở Long An cũng có một ngôi mộ chôn đứng của người con bất hiếu bị “trời trồng” giữa cánh đồng. Vậy vì sao ngôi mộ trong nghĩa trang thị trấn chôn đứng?”, người đàn ông quả quyết: “Đó là lời trăng trối của ông Lộc, “chôn đứng để chống mắt nhìn đời””.

Ngôi mộ chôn đứng của Trần Bá Lộc hiện nằm trong nghĩa trang ở thị trấn Cái Bè.

Ngôi mộ chôn đứng của Trần Bá Lộc hiện nằm trong nghĩa trang ở thị trấn Cái Bè.

Hiện sự thật về giai thoại này chưa được làm rõ song lời truyền miệng về sự gian ác của Trần Bá Lộc đến nay vẫn còn. Năm 1899, ông mất, thi hài được quàn 100 ngày để hàng ngày có người đến viếng, được đãi tiệc heo bò rôm rả.

Lúc thi hài động quan có lính bồng súng dàn đưa tới huyệt. Khi ấy người dân Cái Bé không mặn mà với đám tang này bởi lúc còn sống Bá Lộc là tay sai cho Pháp và có quá nhiều tội ác với dân chúng.

Mộ Bá Lộc chôn theo hình tháp, bốn phía có 4 tấm bia đá ghi bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Trên tấm bia chính có dòng chữ: "Emmanuel Trần Bá Lộc, Tổng đốc Thuận Khánh, membre du Conseil Superieur de l'Indochine, Commandeur de la Legion d'Honneur. Sinh ở cù lao Giêng, tháng 2 năm 1839, mất ở Cái Bè, ngày 20 tháng 10, 1899”.

Ở các tấm bia khác có ghi các chiến dịch Bá Lộc đã tham gia như Tháp Mười, Vĩnh Long, Cambodge, Sa Đéc, Cần Lố, Rạch Giá,... Ngoài ra, trên bia còn ghi các chức vụ Bá Lộc đã trải quavà các huy chương mà Pháp đã trao tặng.

Chân dung Trần Bá Lộc.

Chân dung Trần Bá Lộc.

“Đến nay, ông Lộc đã qua đời hàng trăm năm nhưng ngôi mộ của ông ấy vẫn còn vẹn nguyên. Đặc biệt những ngôi mộ trong nghĩa trang này đều là người thuộc dòng tộc của Bá Lộc. Đôi mộ trong hàng rào là của vợ chồng ông Trần Bá Phước – cha mẹ của Bá Lộc.

Ngôi mộ nằm kế cận là của Trần Bá Thọ - con trai ông. Tôi thấy người già trong thị trấn nói rằng hiện dòng dọ Trần Bá tại Việt Nam không còn ai. Thi thoảng chúng tôi lại thấy người ở tỉnh khác về thuê người quét dọn, chứ bình thường chẳng ai quan tâm cả. Bởi những gì dòng họ nhà Bá Lộc gây ra cho người dân nơi này mãi không thể nào quên”, anh Trí cho hay.

Trần Bá Lộc sinh năm 1839 sinh tại Cù Lao Giêng (Chợ Mới, An Giang) trong gia đình công giáo. Năm 20 tuổi, ông hằng ngày chèo ghe từ Cù Lao Giêng đến Mỹ Tho bán cá cho quân Pháp. Sau đó ông kết thân với giáo sĩ Marc rồi chính thức làm việc cho Pháp với chức vụ cai mã tà đóng tại Chợ Gạo (Mỹ Tho).

Dinh thự của Trần Bá Lộc ở Cái Bè.

Dinh thự của Trần Bá Lộc ở Cái Bè.

Con đường làm tay sai cho Pháp của Bá Lộc vô cùng hanh thông. Năm 1865, ông được cử làm Tri huyện Kiến Phong và quận Cái Bè thuộc Mỹ Tho. Sau đó nhờ đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa ở Nam Kỳ, ông đã được Pháp thăng chức: tri phủ, đốc phủ sứ , thuận khánh tổng đốc…

Ngoài ra người Pháp đã thưởng công cấp cho Bá Lộc 1.000 ha đất ở cù lao Năm Thôn và cù lao Rồng. Ông cũng đã tự khẩn hoang thêm được 750 ha đất và trở thành điền chủ lớn nhất của tỉnh Mỹ Tho.

Bên cạnh những tội ác mà Bá Lộc đã gây ra cho người dân, công việc đào kênh và hệ thống kênh đào do ông tạo dựng đã đem lại lợi ích to lớn cho vùng Đồng Tháp Mười. Theo đó cuối đời, ông mở thêm mấy con đường ở Cái Bè, đào 103 km kênh, trong đó có con kênh dài 47 km nay trở thành ranh giới Vĩnh Long - Sa Đéc và nghiễm nhiêm mang tên kênh Tổng đốc Lộc (ngày nay là kênh Dương Văn Dương).

Cô gái Việt có cha là vị anh hùng dân tộc, trở thành diễn viên nổi tiếng và được Tổng thống Pháp nhận làm con nuôi
Năm 1931, Paul Doumer trở thành Tổng thống Pháp. Ông biết cô Thế và từng gặp hồi cô 6 tháng tuổi nên đã nhận làm con nuôi. Lúc này cô càng được giới...

Thâm cung bí sử

NGỌC HÀ (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Độc lạ Việt Nam