Bi kịch bố mẹ mất con một trên MH370

Ngày 26/03/2014 10:54 AM (GMT+7)

Nhiều gia đình ở Trung Quốc đang phải gánh chịu nỗi đau tột cùng khi mất đi đứa con độc nhất trong vụ MH370.

Trong cuộc họp báo trực tiếp lúc 21h tối 24/3 theo giờ Việt Nam, Thủ Tướng Malaysia, ông Najib Razak, đã đưa ra tuyên bố cuối cùng, chiếc máy bay mang mã hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã rơi xuống Nam Ấn Độ Dương và không một ai sống sót.

Bi kịch bố mẹ mất con một trên MH370 - 1

Thủ tướng Malaysia Najib Razak công bố thông tin tại cuộc họp báo vào tối nay 24/3 ở Kuala Lumpur.

Tuyên bố này dường như loại bỏ khả năng có một ai đó còn sống sót cho dù bất kỳ điều gì đã xảy ra với chiếc máy bay bị mất tích cách đây hơn 2 tuần cùng 239 người. 17 ngày dài chờ đợi và hy vọng của thân nhân các hành khách trên chuyến MH370 đã chấm hết.

Bi kịch bố mẹ mất con một trên MH370 - 2

Sơ đồ hành trình bay của chiếc máy bay MH370 (Nguồn: CBS News)

Nghe được hung tin từ các nhà chức trách Malaysia, thân nhân của những hành khách trên chuyến bay gặp nạn đã có những phản ứng dữ dội, nhiều người đã phải đi cấp cứu ngay sau khi biết tin.

Chính sách một con gây tranh cãi ở Trung Quốc đã khiến cho thân nhân các hành khách có mặt trên chuyến bay MH370 có thể phải đối mặt với nỗi đau mất đi đứa con độc nhất.

Với bố mẹ của Wang Yonggang, 27 tuổi, một chuyên viên công nghệ thông tin ở miền đông Trung Quốc, đang phải chịu nỗi đau tột cùng khi đứa con duy nhất của họ vĩnh viễn ra đi.

Cũng giống như nhiều gia đình khác ở Trung Quốc, gia đình Wang tuân theo quy định nghiêm ngặt của chính phủ chỉ được phép sinh một con. Quy định này áp dụng từ năm 1979 trong bối cảnh lo ngại bùng nổ về dân số.

Bi kịch bố mẹ mất con một trên MH370 - 3

Người thân của các hành khách trên chuyến MH370 gào khóc sau khi nghe tuyến bố của Thủ tướng Malaysia

Và bây giờ, sự mất tích bí ẩn của chiếc máy bay mang mã MH370 đã khiến những đứa con duy nhất có họ có thể mãi mãi ra đi.

Ông Cao Kaifu, hiệu trưởng trường Trung Học Funing ở tỉnh Giang Tô, nơi Wang từng theo học cho biết: "Bố mẹ của Wang đều đã ngoài 50, và cậu ấy là đứa con duy nhất. Thật quá buồn! Trước kia Wang luôn tự hào về bố mẹ mình, sự ra đi của cậu ấy đã khiến họ suy sụp hoàn toàn".

Bi kịch bố mẹ mất con một trên MH370 - 4

Wang Yonggang là hành khách số 156 trên chuyến MH370 và là con một trong gia đình

Đã có rất nhiều những câu chuyện liên quan đến chính sách một con của Trung Quốc như cưỡng bức phá thai hoặc triệt sản, hoặc sát hại trẻ sơ sinh ở một số gia đình nông thôn khi họ muốn bỏ con gái để sinh con trai.

Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích mang theo 239 người gồm hành khách và phi hành đoàn đã phơi bày một thực trạng đáng buồn là bi kịch của những cha mẹ “mồ côi” khi đứa con duy nhất của họ chết vì bệnh tật hay tai nạn.

Ước tính tại Trung Quốc có khoảng 1 triệu gia đình rơi vào cảnh này, trong đó, theo truyền thông Trung Quốc, mỗi năm có thêm tới 76.000 gia đình “mồ côi” mới.

Một người mẹ đơn thân ở Thượng Hải đã mất đi chồng và cô con gái duy nhất trong một vụ tai nạn ô tô năm 2012 chia sẻ: "Khi mất đi đứa con duy nhất, lúc đó tôi tưởng chừng như bầu trời sắp sụp đổ...".

Bi kịch bố mẹ mất con một trên MH370 - 5

Ding Ying, 28 tuổi, ở Trùng Khánh, một hành khách trên chuyến MH370 và cũng là con một trong gia đình

Bà nói thêm: "Chính vì chính sách một con mà hàng triệu gia đình đã rơi vào bi kịch khi mất đi đứa con duy nhất. Đây là một thảm kịch, không ai có thể bù đắp được sự mất mát quá lớn này".

Gần đây, một số nơi ở Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng chính sách kế hoạch hóa gia đình, cho phép sinh con thứ 2 nếu bố hoặc mẹ là con độc nhất trong gia đình.

Reuters cho biết, việc thay đổi này là nhằm tăng tỷ lệ sinh sản và giảm bớt gánh nặng tài chính về dân số già.

Tuy nhiên, quy định mới này không thể làm xoa dịu nỗi đau của những gia đình như Wang, họ đã mất đi đứa con duy nhất khi máy bay MH370 có khả năng đâm xuống Ấn Độ Dương, không ai sống sót.

Bi kịch bố mẹ mất con một trên MH370 - 6

Zhang Meng, 28 tuổi, ởTrịnh Châu

Beijing News đưa tin, có 153 hành khách Trung Quốc có mặt trên máy bay Boeing 777 khởi hành từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, khoảng 1/3 trong số đó sinh ra vào những năm 1980. Điều này có nghĩa là 1/3 số hành khách Trung Quốc có mặt trên chuyến bay mất tích sinh ra vào thập kỷ đầu tiên khi chính sách một con ở nước này được áp dụng và họ là con một trong gia đình.

Trong số đó có Ding Ying, 28 tuổi, nhân viên của hãng hàng không Quatar Airways ở Trùng Khánh; Zhang Meng, 28 tuổi ở Trịnh Châu và Yan Peng, chồng cô, cũng là 28.

Wang Yonggang là hành khách số 156 trên Malaysia Airlines mất tích. Bố của Wang Yonggang là giáo viên dạy toán còn mẹ là bác sĩ phụ khoa. Trước đây, Wang từng là một học sinh xuất sắc của trường khi đạt được 695 điểm trong kì thi tuyển sinh đại học “gaokao” vô cùng khó khăn.

Hiệu trưởng Cao Kaifu cho biết, nhiều trường đại học danh tiếng tại Bắc Kinh và Thanh Hoa đều giành nhau để mời bằng được Wang về học. Nhưng anh quyết định nộp hồ sơ vào trường Đại học Bắc Kinh, theo học ngành kĩ thuật điện và khoa học máy tính. Anh mới nhận bằng tiến sĩ hồi năm ngoái.

Bi kịch bố mẹ mất con một trên MH370 - 7

Hôm qua các tờ báo in của Malaysia đã đồng loạt in bìa màu đen để tưởng niệm các nạn nhân xấu số trên chuyến MH370

Trong ngày chuyến bay MH370 mất tích, Wang là một nhân viên Bộ công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc, đang trở về sau nhiều ngày giảng dạy tại Malaysia. Anh đã có kế hoạch kết hôn trong năm 2014 này.

Ông Cao cho biết ông đã không thể chợp mắt khi nghe tin cậu học trò cũ xuất sắc của mình chắc chắn đã thiệt mạng. "Tôi không thể tưởng tượng được nỗi đau mà gia đình em phải gánh chịu", ông Cao nói.

Ma Shijing, một nhân viên xã hội Thượng Hải chuyên hỗ trợ các gia đình mất con duy nhất chia sẻ: "Khi mục đích sống của họ không còn nữa, họ sẽ rơi vào trầm cảm. Nhất là những người bị rơi vào bi kịch mất đi đứa con duy nhất, thì tình trạng này sẽ càng tồi tệ hơn".

Trong hơn 2 tuần qua, thông tin được cả thế giới quan tâm nhất là số phận chiếc máy bay Mlaysia mất tích cùng 239 người. Đã có tất cả 26 quốc gia tham gia tìm kiếm, nhiều vật thể lạ được phát hiện và rất nhiều giả thuyết được đưa ra sau quá trình phân tích các dữ liệu điều tra tuy nhiên tất cả cũng chỉ là những phỏng đoán.

Chuyến bay mang số hiệu MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur vào lúc 0 giờ 40 phút ngày 8/3 (theo giờ Malaysia) để tới Bắc Kinh, mang theo 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn. Khi đạt tới độ cao 10.000m, chiếc máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar.

Sau một tuần nỗ lực tìm kiếm quốc tế trên biển Đông không mang lại hiệu quả, ngày 20/3, phía Malaysia tin rằng máy bay bị ai đó có mặt trong buồng lái chuyển hướng một cách có chủ đích sang bờ biển phía Tây Bắc Malaysia sau khi đã tắt hệ thống liên lạc thông thường.

Một chiến dịch tìm kiếm quy mô quốc tế với sự tham gia của 26 nước cùng phương tiện tìm kiếm hiện đại đều được huy động, từ vệ tinh đến thiết bị dò tìm dưới nước; từ tàu phá băng, tàu khu trục đến máy bay tìm kiếm hiện đại nhất đã quần thảo trên biển đông 5 ngày.

Có rất nhiều vật thể lạ được tìm kiếm ở khu vực này tuy nhiên các máy bay đã không thể tiếp cận được do thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

Những diễn biến mới xảy ra cùng ngày các quan chức Australia thông báo rằng họ đã phát hiện hai vật thể ở phía nam Ấn Độ Dương có thể liên quan tới chiếc máy bay.

Vào 22 giờ ngày 24/3, khi những vật thể trôi nổi chưa được xác minh, Thủ tướng Malaysia đã mở cuộc họp báo khẩn cấp thông báo chiếc MH370 đã lao xuống biển Ấn Độ Dương, không một ai sống sót.

Tuyên bố này đã dập tắt hi vọng về việc có người sống sót sau khi chiếc phi cơ mất tích hôm 8/3.

Mời độc giả đoàn đọc toàn bộ thông tin vụ việc Máy bay Malaysia Airlines rơi xuống Ấn Độ Dương trên Tin tức EVA

MH370 rơi ở Ấn Độ Dương: Nghi phi công tự sát

Chân dung 239 hành khách không trở lại của MH370

Những mấu chốt quan trọng trong vụ MH370 mất tích

Bảo hiểm trả 365,5 triệu USD cho MH370 mất tích

Hà Anh (Telegraph)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Máy bay MH370