Bằng những "mánh khóe" này, khách hàng khi tới mua sắm quần áo sẽ mất kiểm soát, sa đà vào mua không giới hạn và rồi nhẵn ví lúc này không biết.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Hàng giảm giá luôn được xếp đống lại, lộn xộn một cách có chủ đích
Thông thường khi đi mua sắm, quần áo luôn được treo trên giá một cách đẹp đẽ, phẳng phiu hoặc xếp gọn gàng theo từng tầng. Tuy nhiên, riêng với mặt hàng giảm giá sẽ luôn được cửa hàng đổ đống ở một góc, một thùng lớn nào đó và mặc cho khách hàng lựa chọn.
Mặt hàng giảm giá thường được chất đống lại để khiến khách hàng thích thú lao vào tìm kiếm, lựa chọn
Thực chất đây không phải là vì nhân viên cửa hàng quá bận rộn đến mức không có thời gian sắp xếp lại hay do cửa hàng quá chật nên phải để như thế. Nó là một chiêu đánh vào tâm lí. Khi khách hàng nhìn thấy tấm biển giảm giá cùng vô số mặt hàng được chất đống ở đó, họ sẽ vội vã lao vào, bới bới, tìm tìm. Cảm giác lựa được mặt hàng giá hời trong đống đồ chất cao như núi sẽ khiến người mua rất thích thú và gia tăng nhu cầu mua sắm hơn.
Chương trình giảm giá: Thực chất có lợi cho người bán chứ không phải người mua
Rất nhiều người thừa nhận rằng họ không thể nào cưỡng lại được trước sự “cám dỗ” của những chương trình giảm giá. Họ sẽ phát sinh nhu cầu mua sắm mặc dù trước đó hoàn toàn không có ý định mua mặt hàng này. Nắm được tâm lý đó, chiêu giảm giá sản phẩm là một trong những cách tất cả các shop thời trang đều áp dụng để kích cầu, khiến khách hàng “điên cuồng” mua sắm nhiều hơn.
Với chiêu thức này, các cửa hàng thực chất sẽ chỉ giảm giá “ảo”. Tức là đẩy giá trị thật của sản phẩm đó lên một mức cao hơn, sau đó công bố giảm tới 30-50% để đánh vào tâm lý khách hàng, cảm thấy mình sẽ được lợi rất nhiều khi mua.
Cứ nhìn thấy giảm giá là khách hàng sẽ "nổi đam mê" mua sắm nhiều hơn
Thứ hai, với những chương trình được quảng cáo là giảm tới 70% thì thực chất chỉ có 1 mặt hàng được giảm với giá sốc như vậy, còn lại các sản phẩm khác giảm không quá 10%. Thêm vào đó, mặt hàng được giảm giá nhiều lại là loại hàng tồn kho, bán chậm, đã không còn hợp thời cần tiêu thụ lớn lượng sản phẩm trong kho đi.
Kích cỡ size không đúng, có sự khác biệt giữa các nhãn hàng
Mỗi một nhà sản xuất, một công ty may, một thương hiệu khác nhau sẽ có những size chuẩn khác nhau. Vì thế, không thể đánh đồng các loại size S,M,L… cho tất cả các thương hiệu. Cùng một loại size nhưng ở hãng này có thể to hơn, hãng kia lại nhỏ hơn.
Mỗi nhãn hàng, mỗi thương hiệu đều có một chuẩn kích cỡ khác nhau
Bên cạnh đó, một số nhà sàn xuất còn cố ý ghi lệch kích cỡ của sản phẩm đi, thường là hạ thấp xuống để người mua cảm thấy mặc sẽ nhỏ gọn hơn. Ngoài ra còn có kiểu ghi kích cỡ chung chung nhất, mở rộng giới hạn những người có thể mặc vừa như “Từ 40 – 55kg đều có thẻ mặc vừa" để khiến khách hàng mua nhiều hơn.
Sản phẩm của nhà thiết kế chưa chắc đã đảm bảo chất lượng
Phần lớn khách hàng đều có chung suy nghĩ, sản phẩm được làm bởi các nhà thiết kế riêng sẽ có chất lượng hơn các sản phẩm được may đại trà, hàng loạt. Đó cũng là lí do các mặt hàng gắn với tên một nhà thiết kế sẽ có giá thành cao hơn rất nhiều.
Sản phẩm gắn với nhà thiết kế chưa chắc đã có chất lượng tốt hơn so với các sản phẩm được làm đại trà
Tuy nhiên, trên thực tế, ưu điểm lớn nhất của hàng thiết kế là chúng mang tính “giới hạn”, số lượng không nhiều chứ đôi khi không phản ánh được chất lượng thực sự. Nó có thể hoàn toàn không hề tốt hơn những bộ đồ may hàng loạt bên ngoài.
Đẩy giá của những sản phẩm có chất liệu thường lên cao, kích cầu vào sản phẩm có chất liệu cotton
Thông thường, các loại quần áo được làm từ sợi tổng hợp được cho là tốt hơn, mặc thoáng mát hơn, thấm hút mồ hôi hơn. Mặc dù giá thành hay chi phí sản xuất của nó vẫn ngang bằng như các loại chất liệu khác nhưng nó vẫn luôn có giá cao hơn.
Để kích cầu, chủ các cửa hàng thường áp dụng chiêu đẩy giá các mặt hàng được làm tự bông, len… lên cao, sát nút so với sản phẩm được làm bằng chất liệu tổng hợp. Khi đó, người mua sẽ có sự so sánh và cảm thấy loại áo tốt kia cũng không cao tiền hơn loại bình thường nhiều lắm nên sẽ đổ xô mua chiếc áo đó với giá cao hơn giá trị thực.
Quần áo hàng hiệu giảm giá có chất lượng kém hơn so với mặt hàng cùng loại
Ai cũng thích dùng đồ hàng hiệu nhưng không phải ai cũng đủ tiềm lực tài chính để mua đồ hàng hiệu. Bởi vậy nhiều người hình thành thói quen đợi săn hàng hiệu giảm giá. Họ sẽ đến mua đồ ở những cửa hàng outlet, nơi chuyên bán đồ hàng hiệu giảm giá.
Tuy nhiên thực tế sản phẩm ở đây chỉ giống như các sản phẩm hàng hiệu hoặc có thương hiệu như vậy thôi chứ không phản ánh được chất lượng. Các thương hiệu sang trọng vẫn có thể sẽ sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu rẻ tiền để dành riêng cho các cửa hàng giảm giá này. Điều này giúp họ thu được nhiều hơn, doanh số bán tốt hơn từ những người không có đủ tài chính để mua quần áo ở những cửa hàng hàng hiệu đắt đỏ.
Hàng giảm giá thường kém chất lượng
Khi nhìn thấy giá thành của sản phẩm thấp hoặc được giảm giá sâu, đa phần đều sẽ điên cuồng mua sắm. Tuy nhiên, khi về sử dụng, chỉ được một thời gian ngắn nó sẽ không còn đảm bảo nữa, bị nhàu nát, rụng phụ kiện, sứt chỉ, đường may xấu, đồ nhựa rẻ tiền… Khi đó người dùng sẽ phải sớm vứt chúng đi. Đây cũng là một mục đích của các nhà sản xuất khiến khách hàng phải mua sắm nhiều hơn.
Hàng giảm giá sẽ nhanh hỏng hơn và bạn sẽ phải mua nhiều hơn