GS.TS Trương Nguyên Thành, giảng viên trường đại học Utah trả lời phỏng vấn từ Mỹ về vụ cá chết hàng loạt là đã đến mức báo động đỏ.
Hơn 200km đường bờ biển thuộc 4 tỉnh thuộc khu vực miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã bao phủ bởi hàng chục tấn cá chết trắng bờ. Sự việc xuất phát từ KCN Vũng Áng, Hà Tĩnh khi ngày 6/4 vừa qua, một bè cá đầu tiên chết bất thường tại đây. Ngày 10/4 tình trạng cá chết lan sang Quảng Bình rồi dần xuống cửa biển Nhật Lệ. Ngày 19/4, tại Cửa Việt, Cửa Tùng, Quảng Trị người dân cũng vớt được cả tấn cá chết...
Thông tin mới nhất chúng tôi có được từ Sở Tài nguyên Môi trường Thừa thiên Huế cách đây vài giờ đồng hồ là kim loại nặng crom trong mẫu nước lấy được ở khu vực đầm Lập An và cửa biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc đã gấp 9 lần mức cho phép theo quy chuẩn quốc gia.
Xem clip tại đây:
Kim loại nặng vượt 9 lần mức cho phép.
Với thông tin này cùng hiện tượng cá và hải sản chết bất thường tại miền Trung, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với GS.TS Trương Nguyên Thành, giảng viên trường đại học Utah, Mỹ đồng thời là Viện trưởng viện Khoa học và công nghệ tính toán TP.HCM.
- Chào ông, ông đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự cố cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung như thế nào?
Tôi thấy rất làm lo. Trong khoa học, những chất hại tới mức cá chết thì có 2 loại, trong đó có kim loại nặng. Nếu như nồng độ kim loại nặng cao mà ảnh hướng đến cá thì có thể ảnh hưởng đến con người như ngư dân, người đi tắm biển. Bởi vì kim loại nặng có thể tiếp xúc qua da, thức ăn. Nếu như mình ăn vào thì thức ăn tích tụ trong người mình ngày càng cao như vụ ở Minamata, Nhật. Người ta ăn cá có độc và càng ngày lượng thủy ngân càng cao cho đến khi nó tác động đến con người và con cái của họ bị dị tật.
GS.TS Trương Minh Thành, giảng viên trường đại học Utah, Mỹ
- Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên - Huế vừa có kết luận về việc nước nhiễm kim loại nặng crom vượt mức cho phép. Vậy theo ông điều này nguy hiểm thế nào?
Đây là điều rất đáng lo ngại. Kết quả mới nhất đo được mức kim loại cao hơn mức cho phép thì đây là báo động đỏ rồi.
- Với mức nguy hiểm như vậy thì cơ quan chức năng cần phải làm thế nào?
Khi họ thấy biểu hiện cá chết như vậy thì điều trước tiên phải yêu cầu ngưng việc xả nước thải vào biển. Sau đó lấy mẫu làm thí nghiệm và cảnh báo người dân như có thể cắm cờ không cho người dân vào khu vực này. Kể cả với những con cá bị nhiễm bệnh. Không nên bắt cá lên cũng không nên tự động chôn nó tại vì những kim loại này không may người dân đi giẫm phải xương cá thì kim loại này cũng dính vào da. Cho nên phải có những cách thức thiêu hủy cá chết ngọn gàng tránh khả năng phát tán cho con người.