Chuyến đi chuyển giới và ước mơ 'mở mắt ra thấy mình là con gái' của chàng trai Hà Nội

Ngày 03/04/2019 06:30 AM (GMT+7)

“Con không muốn mãi đội tóc giả, bận áo đầm, diễn trên sân khấu. Con muốn là người phụ nữ thật sự, tự tin sải bước trên sàn diễn cuộc đời”, Trần Ngọc Sang nói trong nước mắt.

“Chắc mình là đồng tính”

Là con trai duy nhất trong một gia đình trung lưu Hà Nội, từ nhỏ Trần Ngọc Sang (sinh năm 1993) đã phát hiện ra những dấu hiệu “không bình thường” trong tính cách của mình. “Hồi đấy tôi nhận ra mình chỉ thích chơi với con gái. Những lúc mẹ đi vắng lại lén lấy son môi của mẹ mà tô, lấy guốc của mẹ mà mang vào đi khắp nhà. Tôi thích ngồi trầm ngâm ngắm các dì bận đầm, tô son, mỗi ngày như thế lại nuôi dưỡng sự nữ tính, mềm mại bên trong bản thân thêm một ít”, Sang kể

Những năm lên 3-4 tuổi, Sang nói cậu bé trai ngày đó mỗi đêm lại háo hức đến giờ đi ngủ. Vì chỉ có trong mơ, Sang mới được thấy mình trong hình hài một cô bé, tóc dài, được bận đầm, được đánh son môi. “Có những lúc tôi ước gì ngủ một giấc thật dài, mở mắt ra… thấy mình là con gái. Thế nhưng, sự thật vẫn mãi chẳng thay đổi được, con trai thì vẫn hoàn con trai, chẳng có phép màu nào xuất hiện ở đây cả”, chàng trai nhớ lại.

Lần đầu tiên Sang biết mọi người xung quanh không chấp nhận ước mơ làm con gái của mình là khi ba mẹ lén vứt đi con búp bê mà cậu thức cả tháng trời để tập may quần áo cho nó. Như một thước phim cuộc đời quay chậm, Sang nói: “Đứa em họ lên nhà chơi và vô tình để quên lại con búp bê. Tôi mừng ra mặt, rồi hí hoáy tập may quần áo, mỗi đêm đều ôm nó đi ngủ. Ấy thế mà ba mẹ phát hiện và vứt con búp bê đi. Lúc đi học về, tôi chỉ biết khóc. Ông bà nội, mọi người xung quanh cứ đay nghiến không gọi bằng tên, mà chỉ gọi tôi bằng ái, bằng bê đê".

Chuyến đi chuyển giới và ước mơ amp;#39;mở mắt ra thấy mình là con gáiamp;#39; của chàng trai Hà Nội - 1

Mọi người xung quanh cứ đay nghiến không gọi bằng tên, mà chỉ gọi Sang bằng ái, bằng bê đê.

Ngày ngày lớn lên trong những lời chế nhạo của bạn bè, bằng những cái nhìn chỉ trỏ. Mỗi ngày bước vào lớp, cảnh bạn bè xì xầm to nhỏ: "Bê đê trong từng hơi thở kìa”. Sang bảo cậu nghe hết, tự dưng lại thấy quặn lòng.

Từ đó, chàng trai ấy nhận thức được, chỉ có việc học mới thay đổi được cái nhìn của bạn bè về cậu. Cắm mặt vào sách vở, chẳng phải vì ước mơ thành công, cũng không phải vì hoài bão to lớn, vĩ đại nào đó, với Sang học giỏi chỉ vì “sẽ được bình yên”.

Năm lên lớp 8, mọi nhận thức của chàng trai về giới tính bất chợt hé lộ thông qua một bài viết trên báo. Sang kể lúc ấy cậu đọc được 2 từ “đồng tính”, chẳng biết đồng tính là gì, ra sao, như thế nào. Ý nghĩa thoáng qua đầu, bất chợt cậu giật bắn người tự nói với bản thân: “Chắc mình là người đồng tính”.

Chuyến đi định mệnh

Chuyến đi chuyển giới và ước mơ amp;#39;mở mắt ra thấy mình là con gáiamp;#39; của chàng trai Hà Nội - 2

Sang nhận ra, làm con gái không chỉ là điều chỉ được thực hiện trong mơ

Nỗ lực học tập, Sang thi đậu vào trường ĐH Y Hà Nội. Trong mắt gia đình, bạn bè, hàng xóm, Sang làm tiếp cận viên cộng đồng, dành thời gian tham gia các chương trình cho người chuyển giới, gặp gỡ mọi người trong cộng đồng LGBT, được giả gái tham gia vào các chương trình thời trang.  Với Sang khi ấy “làm con gái không phải là điều chỉ có thể thực hiện trong mơ”.

Chuyến đi chuyển giới và ước mơ amp;#39;mở mắt ra thấy mình là con gáiamp;#39; của chàng trai Hà Nội - 3

“Con không muốn mãi đội tóc giả, bận áo đầm, diễn trên sân khấu. Con muốn là người phụ nữ thật sự, tự tin sải bước trên sàn diễn cuộc đời.”

Ngày Sang đưa cho mẹ xem bức hình cậu bận đầm, mang giày cao gót và tham gia vào chương trình biểu diễn thời trang, mẹ Sang cười: “Xấu quá, giả gái gì xấu thế này?”. Nhìn mẹ, mắt Sang ngấn nước: “Con không muốn mãi đội tóc giả, bận áo đầm, diễn trên sân khấu. Con muốn là người phụ nữ thật sự, tự tin sải bước trên sàn diễn cuộc đời”, nói rồi cả mẹ và con đều ôm nhau khóc.

Dĩ nhiên, ý định của Sang vấp phải sự phản đối của tất cả mọi người. Vì Sang chỉ mới đôi mươi, vì Sang là đứa con trai ngoan, mà con ngoan thì phải nghe lời gia đình: yêu con gái, cưới vợ, sinh con… và cũng vì Sang là con một.

Tạm biệt Hà Nội cổ kính, vào lập nghiệp tại Sài Gòn cùng với niềm đam mê mãnh liệt được làm con gái, 2 tháng trời liên tục, điện thoại về cho mẹ, Sang đều khóc. “Mẹ ơi, con muốn đi chuyển giới, con không muốn trong hình hài thế này nữa”. Sang bảo mỗi khi nghe con khóc, ở đầu dây bên kia, mẹ cậu lặng thinh. Lát sao nghe tiếng mẹ thút thít: “Con chuyển giới rồi con sống thêm được bao lâu nữa. Mẹ chỉ có mình con”, câu nói ấy Sang nói mẹ nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần.

“Mày không thương bố mẹ mày, mày là thằng bất hiếu, mày phản bội lại bố mẹ, cả dòng, cả họ mày”, ngày qua ngày, cậu nghe không biết bao nhiêu cuộc điện thoại với nội dung tương tự. Mỗi ngày đi làm, chỉ cần nhìn thấy Sang, cả phòng bệnh nhân đều chỉ trỏ. Đã có lúc, Sang bảo mình chẳng còn gắng gượng thêm được nữa.

Đặt quyết tâm bằng mọi giá phải được là con gái, 1 tháng sau, chạy vạy khắp nơi, Sang vay mượn được hơn 100 triệu đồng để đi chuyển giới. “Lúc trên bàn mổ, tự dưng tôi không còn sợ đau, sợ chết,  điều tôi nghĩ đến duy nhất là câu nói của mẹ mình. “Con làm sao, mẹ sống thế nào?”. Tự dưng tôi bật khóc”, Sang thuật lại.

Tỉnh dậy sau cơn phẫu thuật, cựa quậy cơ thể thấy đau, Sang biết mình đã sống. Không đủ tiền nằm bệnh viện dịch vụ, có người chăm sóc, chàng trai chọn thực hiện ở một phòng khám nhỏ tại Thái Lan, sau đó phải chuyển ra khách sạn, nhờ em trai bay từ Việt Nam qua hỗ trợ. Vì môi trường hậu phẫu không tốt, ít lâu sau, Sang bị nhiễm trùng, thậm chí đối diện với nguy cơ tử vong sau mổ.

“Về Việt Nam, trong túi chỉ còn 4 triệu, chi phí thuê nhà, ăn uống ngày một tăng, tôi lại một lần nữa chạy vạy, chỉ để làm mọi cách cứu sống cái hình thể con gái nhỏ nhoi mới vừa trải qua đau đớn mà hình thành. Nhiễm trùng nặng khiến toàn thân tôi bốc mùi hôi, mỗi ngày lại phải dùng cây để nong phần dưới của mình. Tôi đau như chết đi sống lại. Thế nhưng, điều duy nhất lấn áp tất cả chính là tôi có thể tự hào nói với mọi người: Tôi không phải bê đê. Tôi là Trần Nguyễn Ngọc Thảo”, cô gái cho biết.

Nhìn mọi người có người thân chăm sóc, còn mình thì mọi thứ đều phải tự gánh vác. Thảo bảo những hôm nén đau bắt xe ôm mua cơm hộp, những hôm mà lết từ bên này sang bên kia góc phòng mà phải bật khóc vì quá đau. Vết thương rịn máu, mùi mủ, mùi máu hòa cùng mùi thuốc quá mùi khiến mọi người sợ hãi mà tránh xa.

6 tháng sau phẫu thuật hiện tại Thảo đã có thể quay trở lại cuộc sống thường nhật: cộng tác cho một phòng khám dành cho đối tượng LGBT, người chuyển giới, tích góp tiền trả món nợ khổng lồ kia. Trong hình hài mới, cái tên mới, nhìn lại quãng đường đã qua, Thảo bảo mình hài lòng với hết thảy những lựa chọn. Dù có một lần nữa chọn lại, cô vẫn không đổi ý. " Tôi không phải bê đê. Tôi là Trần Nguyễn Ngọc Thảo”, một lần nữa Thảo khẳng định.

2 lần chồng bỏ đi cưới vợ và câu chuyện đẫm nước mắt của cô gái chuyển giới
"Khát khao làm phụ nữ trong tôi lớn đến nỗi tôi chấp nhận tất cả mọi thứ để được làm đàn bà, dù là một người đàn bà xấu..", Cát Thy nói trong nước...
HUY VÂN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động