Cô gái 20 tuổi cưới người đàn ông 40 tuổi làm chồng: "Nhiều người tưởng chúng em là cha con"

NGỌC HÀ - Ngày 12/04/2023 12:00 PM (GMT+7)

Lấy người đàn ông đáng tuổi cha làm chồng, Phương gặp không ít tình huống dở khóc dở cười.

Ở miền Tây có rất nhiều cặp đôi “đũa lệch” chồng già – vợ trẻ. Họ dù nghèo khó nhưng luôn yêu thương và đùm bọc, cùng nhau bước qua dông tố cuộc đời cũng như những lời gièm pha của thiên hạ. Họ đã góp một phần không nhỏ giúp xã hội có cái nhìn tích cực hơn về hôn nhân chênh lệch tuổi tác, như cô gái tên Phương (20 tuổi) và người chồng lớn tuổi dưới đây.

Một cụ ông là họ hàng của Phương cho biết: “Nó là cháu gái họ của tôi. Nó trẻ và đẹp gái lắm. Nó lấy chồng sớm nhưng cuộc sống khốn khó, chuyển về đây dựng một cái chòi ở mé sông. Giờ người ta làm đường, chòi phải phá nên vợ chồng nó đành về nhà bố mẹ đẻ nương nhờ.

Nó hiện đi hái bông súng, rau vườn… đem ra chợ bán kiếm đồng ra đồng vào. Còn chồng nó đi làm thuê làm mướn cho người ta với đồng lương ít ỏi. Tôi thương nó nên trong nhà có cái ao rộng đều để nó vào hái bông súng.

Ở đây chúng tôi toàn người chẳng khấm khá là bao, chẳng thể giúp đỡ được gì. Vì thế nhà tôi có gì thì để nó vào hái thôi. Giờ chỉ mong vợ chồng nó khoẻ mạnh để nuôi nấng 2 thằng con”.

Sau đó cụ ông dẫn chúng tôi đến tìm gặp Phương. Cô nàng đang bì bõm dưới ao để hái bông súng. “Em đi hái như thế này cả ngày. Hai thằng nhỏ không ai trông, để ở nhà không an tâm nên em dẫn chúng đi cùng luôn. Em ở dưới này, chúng tự chơi với nhau ở trên. Thi thoảng em phải gọi với lên để xem con còn chơi ở đó hay không.

Cuộc sống cực nhưng biết làm gì giữa bối cảnh người khôn của khó như bây giờ chứ. Em đành chấp nhận với số mệnh của bản thân thôi”, Phương cho hay.

Phương bì bõm dưới ao hái bông súng về bán.

Phương bì bõm dưới ao hái bông súng về bán.

Nói xong, cô gái 20 tuổi vội lên bờ với bộ dạng ướt sũng quần áo. “Nhiêu đây chưa đủ để đem ra chợ bán đâu. Song nay em quyết định nghỉ sớm”, Phương nói. Thế rồi cô nàng vội vã chạy về nhà cha mẹ đẻ thay bộ quần áo ướt sũng ra. Lúc này cha của cô nàng thấy người lạ ghé thăm đã chạy ra tiếp đón.

Kể về hoàn cảnh của con gái, người cha buồn rầu: “Nó cực lắm! Nó lấy chồng rồi cuộc sống không sung sướng là mấy. Chúng nó không có tấc đất cắm dùi, đành về mé sông để dựng túp lều.

Mới đây người ta xây dựng, phải trả lại đất. Tôi phải bảo nó về nhà tá túc một thời gian rồi tính tương lai xa như thế nào?”.

“Chú có đất để cho vợ chồng em Phương làm tạm ngôi nhà để ở hay không?”, khi được hỏi người đàn ông với gương mặt gầy guộc và khắc khổ thành thật cho biết vợ chồng ông chỉ có mảnh đất nhỏ do ông bà để lại – chính là nơi dựng căn nhà hiện tại. Hơn cả hoàn cảnh của gia đình ông cũng cực khổ, lại đông con, vì thế chẳng đỡ đần được con gái.

“Tôi cũng khổ lắm, một mình làm lụng nuôi 3 đứa em của cái Phương ăn học. Mẹ nó ốm đau bệnh tật nằm viện suốt. Tôi cũng chẳng có đất dư nên không giúp đỡ gì được cho vợ chồng nó. Giờ tôi chỉ mong con bé có công ăn việc làm ở trên bờ, chứ bì bõm dưới sống suốt ngày thấy khổ quá trời”, người cha xúc động.

Phương thấy cha thật tâm chia sẻ đã bật khóc nức nở. Cô thấy tự thương xót cho số phận của chính mình. “Ba nhắc đến chuyện vợ chồng em không có chỗ ở mà buồn quá. Em thấy em thật tệ, là con chẳng giúp đỡ được gì ba mẹ mà còn khiến ba mẹ đau đáu lo cho mình”, cô gái 20 tuổi nói.

Người đàn ông hướng ánh mắt yêu thương nhìn vợ trẻ.

Người đàn ông hướng ánh mắt yêu thương nhìn vợ trẻ.

Khi chúng tôi đề nghị muốn gặp người chồng lớn tuổi, Phương gật đầu đồng ý và dặn đợi một lúc bởi ông xã đang đi trồng rau ngoài thửa ruộng xa. Cô bảo hai vợ chồng không có đất canh tác,  người dân trong ấp thương nên cho mượn để trồng trọt, cải thiện kinh tế.

Lúc sau người đàn ông “xuất hiện” với nụ cười thật tươi và ánh mắt đầy tình tứ dành cho vợ trẻ. Ông cho hay: “Ngoài lúc đi làm thuê làm mướn cho người ta, tôi tranh thủ trồng trọt thêm ít rau quả, vừa phục vụ gia đình vừa hái đi bán. Tôi nhìn vợ ngày nào cũng ở dưới sông hái rau mà xót xa lắm”.

Phương và chồng lớn tuổi gặp gỡ nhau rất tình cờ. Khi ấy cả hai cùng làm công nhân tại Bình Dương, lấy hàng qua phân xưởng này phân xưởng kia. Ban đầu cô nàng gọi chồng bằng chú xưng cháu. Tuy nhiên anh không đồng ý, “yêu cầu” phải gọi bằng anh mới cho lấy hàng.

“Ban đầu em thấy gọi bằng anh cứ kỳ kỳ làm sao vì cách nhau đến 20 tuổi lận. Sau em gọi thấy bình thường rồi nảy sinh tình cảm yêu thương. Em quyết định dẫn anh về nhà ra mắt ba mẹ. Mẹ em không đồng ý cho quen, bảo “mày cưới chồng lớn tuổi, sau này lo làm sao nổi” rồi bắt phải nghỉ việc về quê.

Em về nhà, anh ấy cũng nghỉ làm theo về luôn. Anh kiên trì thuyết phục ba mẹ em bằng hành động, giúp làm việc này việc kia. Cuối cùng ba mẹ đã chấp nhận anh, đồng ý cho em cưới làm chồng”, Phương nhớ lại.

Lấy người đàn ông đáng tuổi cha làm chồng, Phương gặp không ít tình huống dở khóc dở cười. Ví dụ như hai vợ chồng chở nhau đi chợ thường bị người ta trêu chọc là “cha – con”. Hoặc ai không biết rõ hoàn cảnh thường gặng hỏi cô nàng rằng “tại sao hai cha con thân nhau và tình cảm như thế?”. Cô chỉ cười qua loa, không muốn giải thích vì sợ bị gièm pha, bàn luận.

Cuộc sống khó khăn là thế nhưng Phương hài lòng với tất cả. Cô bảo giờ không có tiền, chẳng sống sung túc… song luôn được chồng yêu chiều hết mực, con cái ngoan ngoãn. Cô chỉ cần như vậy, còn giàu sang mấy chốc là có.

Cụ bà 100 tuổi khỏe như gái đôi mươi, sống một mình trong rừng cùng lợn gà chó mèo và chỉ ăn rau quả, đu đủ
Để chứng minh bản thân thọ 100 tuổi, cụ Lớ liền chèo lên túp lều nhỏ lấy những tấm bằng khen của nhà nước trao tặng.

Tin tức 24h

Theo NGỌC HÀ (Nguồn: Đ.V.N)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hôn nhân gia đình