Cô gái 20 tuổi cưới người đàn ông 40 tuổi nổi tiếng miền Tây: Mẹ vợ thương con rể như con ruột

NGỌC HÀ - Ngày 27/04/2023 12:00 PM (GMT+7)

“Mẹ vợ thương tôi như mẹ ruột vậy á. Ba mẹ vợ không giàu sang phú quý, không đỡ đần được vợ chồng tôi về kinh tế nhưng luôn quan tâm và chăm sóc đến chúng tôi. Thi thoảng mẹ lại cho con của tôi tấm bánh, hộp sữa khiến tôi cảm động vô cùng", người đàn ông nói.

Chuyện cô gái 20 tuổi cưới người đàn ông 40 tuổi làm chồng, chấp nhận sống cuộc đời khổ cực hẳn không còn xa lạ đối với người dân miền Tây. Họ ngưỡng mộ tình yêu không khoảng cách, bất chấp mọi rào cản từ gia đình lẫn dư luận để ở bên nhau. Song không ít người tò mò mối quan hệ giữa con rể - mẹ vợ ra sao, có “vừa mắt” nhau hay không?

Mở đầu câu chuyện, người phụ nữ hơn 40 tuổi – mẹ của Phương thẳng thắn cho biết: “Hồi con bé nói với tôi rằng yêu người đàn ông hơn nó 20 tuổi, tôi chẳng nghĩ ngợi gì đâu. Nhưng khi nó dắt về nhà ra mắt mà ngỡ ngàng. Tôi không đồng ý, bảo “mày cưới chồng lớn tuổi, sau này lo làm sao nổi”. Sau đó tôi bắt nó nghỉ việc ở trên thành phố, về quê. Tôi nghĩ làm như thế sẽ “cắt đứt” được liên lạc của chúng nó.

Vậy mà con bé về quê, người này cũng về theo. Nó ăn ở, kiên trì thuyết phục vợ chồng tôi bằng hành động, ví dụ giúp tôi làm việc đồng áng, phụ ông xã chặt cây hay đỡ việc nặng nhọc. Nó ở nhà tôi miết, đến độ hàng xóm cứ lời ra tiếng vào”.

Ngoài ra chị còn thấy con gái quá thương người đàn ông này, đành gọi hai đứa vào nhà nói một lần cho hết nỗi lòng. Chị nói với Phương rằng nếu lấy chồng già thì sau này khổ phải chịu, cấm được than trách cha mẹ không ngăn cản hay nói trước.

Mẹ của Phương tâm sự chuyện con gái và con rể.

Mẹ của Phương tâm sự chuyện con gái và con rể.

“Người ta bảo cá không ăn muối cá ươn, tôi cũng nói rõ với con bé mọi chuyện. Thậm chí tôi còn vẽ ra cho nó khung cảnh của tương lai khi cưới người đàn ông đáng tuổi tôi. Tôi gật đầu đồng ý! Tôi đành phải gả đi thôi. Nghĩ lại cũng buồn nhưng các cụ đã có câu con gái thương đâu thì gả đó thôi”, người phụ nữ miền Tây bộc bạch.

Nhắc đến hai cháu ngoại ngày nào cũng theo mẹ ra sông mưu sinh, mẹ của Phương rưng rưng hồi lâu. Sau đó chị kể rằng ngày trước khỏe mạnh thường trông coi 2 đứa cháu nhưng đợt này bệnh không thể coi giúp. Vì thế 2 đứa trẻ đành phải đi theo mẹ ra ao, sông hái rau về bán…

“Hai thằng nhỏ ốm đau hoài á! Chúng nó cứ thay phiên nhau vô bệnh viện, thằng lớn khỏi thì đến thằng út. Bữa hai thằng ốm mà cái Phương bận, tôi với chồng nó cùng nhau đưa vô viện. Bác sĩ tưởng chúng tôi là ông bà, phải giải thích tôi là bà ngoại, còn kia là ba. Họ ngỡ ngàng lắm nhưng kệ thôi.

Mẹ con tôi ra ngoài cùng nhau, ai hỏi mối quan hệ ra sao, tôi đều chủ động giải thích để con rể đỡ ngại ngùng. Nói chung giờ tôi cũng quen rồi, ai nói gì thì kệ họ thôi”, người phụ nữ cho hay.

Cặp đôi đũa lệch buồn rầu khi khiến cha mẹ phải lo lắng.

Cặp đôi "đũa lệch" buồn rầu khi khiến cha mẹ phải lo lắng.

Mẹ của Phương cũng cho biết thêm, xưa gia đình bà và vợ chồng con ăn chung với nhau. Cách đây 2 năm vợ chồng Phương quyết định xin ra ở riêng để tự lập nhưng trúng dịp COVID-19 bùng phát, không làm ăn được gì. Vì thế con gái – con rể của chị mới phải đi làm mướn, bì bõm ở dưới sông ao suốt ngày. Lúc này chị đau yếu, đi bệnh viện suốt nên chẳng thể đỡ đần được các con.

Khi được hỏi “con gái khổ như vậy, chị thấy như thế nào?”, người phụ nữ bỗng dưng lặng thinh hồi lâu, những giọt nước mắt lăn dài trên gò má. Sau đó chị đứng dậy đi vào trong nhà, không nói một lời. Điều này đủ để chúng ta thấy người làm mẹ thương xót con gái, bất lực khi thấy con khổ ra sao? Có lẽ không chỉ chị như thế mà bất cứ ai làm mẹ ở đời này đều như vậy!

Chứng kiến cảnh mẹ buồn rầu vì mình, Phương cũng không kìm nén nổi cảm xúc của bản thân. Em nói: “Em biết bản thân làm ba mẹ phải suy nghĩ nhiều. Nhưng em thương chồng, thương con và chấp nhận cuộc sống như thế này. Nếu có cơ hội thay đổi cuộc đời, em sẽ phụng dưỡng ba mẹ, không để phải lo lắng nữa”.

Còn người đàn ông lớn tuổi cho biết dẫu ban đầu mẹ cấm cản con gái đến với anh nhưng chưa bao giờ ghét bỏ. Ngược lại anh luôn biết ơn đến cha mẹ vợ. Vì họ chính là người cho anh cảm giác có gia đình yêu thương như thế nào?

Cô gái trẻ mưu sinh bằng nghề bán ốc ở ngoài chợ.

Cô gái trẻ mưu sinh bằng nghề bán ốc ở ngoài chợ.

“Mẹ vợ thương tôi như mẹ ruột vậy á. Ba mẹ vợ không giàu sang phú quý, không đỡ đần được vợ chồng tôi về kinh tế nhưng luôn quan tâm và chăm sóc đến chúng tôi. Thi thoảng mẹ lại cho con của tôi tấm bánh, hộp sữa khiến tôi cảm động vô cùng.

Tôi biết tôi đã làm khổ con gái bà, khiến các cháu của bà không có cuộc sống đủ đầy. Vì thế tôi luôn cố gắng bù đắp bằng việc yêu thương vợ con hết mực, chăm chỉ làm lụng. Tôi không muốn ba mẹ phải suy nghĩ về chúng tôi nhiều nữa”, người đàn ông 40 tuổi thành thật.

Phương và chồng lớn tuổi gặp gỡ nhau rất tình cờ. Khi ấy cả hai cùng làm công nhân tại Bình Dương, lấy hàng qua phân xưởng này phân xưởng kia. Ban đầu cô nàng gọi chồng bằng chú xưng cháu. Tuy nhiên anh không đồng ý, “yêu cầu” phải gọi bằng anh mới cho lấy hàng. Dần dần họ đã nảy sinh tình cảm nam nữ.

Hiện tại cuộc sống của Phương rất khó khăn nhưng em hài lòng với tất cả. Em tin rằng chỉ cần chăm chỉ làm lụng sẽ thoát khỏi cảnh cùng cực, có của ăn của để.

Trai tân vừa cưới người đàn bà góa 38 tuổi đã lên chức bố chồng, ông nội giờ ra sao?
“Anh về được một đêm thăm con gái rồi lại đi tiếp. Tôi có gặng hỏi thì bảo không thể nghỉ làm nhiều, sẽ bị đuổi việc. Đến giờ anh đã đi được gần 4 tháng rồi", chị Sanh tâm sự.

Chuyện tình đũa lệch

Theo NGỌC HÀ (Nguồn: Đinh Văn Ngôn)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện tình đũa lệch