Tất niên, lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Vậy cúng Tất niên năm nay vào ngày nào là tốt nhất?
Cúng Tất niên ngày nào là tốt nhất?
Tất niên là kết thúc một năm - 365 hay 366 ngày của năm cũ sắp qua, sẵn sàng bước vào năm mới. Tất niên có thể là một bữa tiệc Tất niên, liên hoan cuối năm để bước sang năm mới và là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên.
Tất niên là ngày các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Bữa cơm này có kèm một mâm cỗ cúng tổ tiên với đầy đủ các món cúng tất niên cuối năm kết hợp cùng các lễ vật cúng tất niên cuối năm, lễ này gọi là lễ tất niên.
Từ trước đến nay, về vấn đề nên cúng tất niên ngày nào tốt, ta thường biết đến, cúng Tất Niên là một lễ truyền thống được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều gia đình có xu hướng làm tất niên sớm hơn, luân phiên trong vài ngày trước Tết để có thể đến được nhà nhau hoặc có kế hoạch đi du lịch. Vì thế nên lễ cúng tất niên và cúng 30 tết trở thành 2 lễ riêng biệt.
Lễ cúng Tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tuy nhiên nếu có tổ chức lớn và có khách mời, nên tổ chức vào những ngày cuối tuần. Năm nay, nên làm lễ cúng Tất niên vào hai ngày 29 và 30 tháng Chạp năm Kỷ Hợi, tức ngày 23/1/2020 và 24/1/2020.
Do vậy, cúng tất niên vào ngày nào thì còn tùy điều kiện hoàn cảnh mà bạn có thể lựa chọn ngày cúng tất niên phù hợp nhất với gia đình của mình. Có thể chọn xem cúng tất niên ngày nào tốt 2019 để lựa chọn được ngày tốt. Nhưng cũng không cần phải “quá khắt khe”. Dù có cúng tất niên vào ngày nào thì điều cốt yếu vẫn là thành tâm và mong muốn bày tỏ sự biết ơn đối với những gì mà tổ tiên đã giúp cho gia đình bạn trong năm cũ.
Cách thực hiện lễ cúng Tất niên?
Theo cách cúng tất niên cuối năm mà ông cha ta đã truyền lại, các gia đình sẽ lau chùi, trang hoàng bàn thờ với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ; trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất... tùy theo phong tục từng vùng miền mà có những lễ vật cúng tất niên cuối năm khác nhau.
Sau khi công việc trang hoàng nhà cửa hoàn tất, gia chủ chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên để gặp mặt gia đình cuối năm. Việc tìm hiểu cách bày mâm cỗ cúng tất niên như thế nào cũng rất quan trọng. Với mỗi miền Bắc Trung Nam lại có cách chuẩn bị mâm cúng tất niên khác nhau. Các bạn có thể tham khảo mâm cúng tất niên của 3 miền để chuẩn bị sao cho phù hợp.
Trong mâm cúng tất niên miền Bắc, các món ăn thường bao gồm:
Móng giò hầm măng lưỡi lợn
Canh bóng nấu thập cẩm
Miến nấu lòng gà
Xôi/bánh chưng
Thịt đông, thịt gà luộc
Giò lụa, giò xào
Nộm và dưa hành muối…
Còn mâm cúng tất niên Miền Trung gồm: bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ gồm:
Đĩa dưa món
Đĩa giò lụa Huế
Đĩa gà bóp rau răm
Đĩa thịt đông
Đĩa chả Huế
Thịt heo luộc
Giá chua
Bát ninh măng khô
Bát miến Huế
Đĩa cá chiên, hay đĩa ram
Mâm cúng tất niên Miền Nam gồm:
Bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm
Canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô)
Bát canh khổ qua nhồi thịt
Thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa)
Đĩa thịt heo luộc
Đĩa gỏi tôm thịt
Đĩa nem
Đĩa chả giò
Đĩa dưa giá, củ kiệu
Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời Ông Công Ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.