Giọt nước mắt nghẹn ngào trong lễ Vu Lan: "Ngày mẹ mất tôi vẫn hồn nhiên, nghĩ tiền viếng là tiền mẹ đi xa gửi về"

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 27/08/2023 09:30 AM (GMT+7)

Tại buổi lễ Vu Lan, rất nhiều hình ảnh, câu chuyện xúc động đã được chia sẻ. Đây cũng là dịp giáo dục cho các thế hệ về truyền thống uống nước nhớ nguồn, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ vô cùng ý nghĩa.

Tối ngày 26/8 (tức ngày 11/7 âm lịch), tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu cho các tăng ni, phật tử ở địa phương và du khách thập phương. Buổi lễ đã thu hút rất đông tăng ni, phật tử tham gia với nhiều chương trình ý nghĩa như biểu diễn văn nghệ, tụng kinh Vu lan báo hiếu, thả đèn hoa đăng.

Dù trời mưa to nhưng rất đông người đến chùa dự Đại lễ Vu lan báo hiếu trong tối ngày 26/8, tức ngày 11/7 Âm lịch.

Dù trời mưa to nhưng rất đông người đến chùa dự Đại lễ Vu lan báo hiếu trong tối ngày 26/8, tức ngày 11/7 Âm lịch. 

Sự kiện này còn thu hút rất đông học sinh tham gia, đây được xem như một chương trình ngoại khóa, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Sự kiện này còn thu hút rất đông học sinh tham gia, đây được xem như một chương trình ngoại khóa, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn. 

Đặc biệt, Ban tổ chức còn trao quà cho những học sinh nghèo vượt khó đang học tập tại các trường trên địa bàn.

Đặc biệt, Ban tổ chức còn trao quà cho những học sinh nghèo vượt khó đang học tập tại các trường trên địa bàn. 

Đặc biệt, trong Đại lễ Vu lan báo hiếu này còn có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi với nhưng tác phẩm mang ý nghĩa giáo dục, nhân văn sâu sắc như tiết mục "Cô đôi Thượng Ngàn" do TS.NS văn hóa Đức Hiển biểu diễn, hay tiết mục “Thập ân Phụ Mẫu” do NSND Thúy Ngần biểu diễn. Đặc sắc nhất có lẽ phải kể đến tiết mục "Vẽ tranh trên cát Nhật ký của Mẹ", do NSND Hà Bắc thể hiện. Các tiết mục đã lấy đi nước mắt của nhiều người tham dự buổi lễ Vu lan.

Giọt nước mắt nghẹn ngào trong lễ Vu Lan: amp;#34;Ngày mẹ mất tôi vẫn hồn nhiên, nghĩ tiền viếng là tiền mẹ đi xa gửi vềamp;#34; - 4

Tiết mục Thập ân Phụ Mẫu đã lấy đi nước mắt của rất nhiều người khi tham gia chương trình.

Tiết mục Thập ân Phụ Mẫu đã lấy đi nước mắt của rất nhiều người khi tham gia chương trình. 

Sau khi những tiết mục văn nghệ kết thúc, những người có mặt tại chùa đã trực tiếp thực hiện nghi lễ “Bông hồng cài áo”. Theo đó, những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đoá hoa hồng đỏ thắm tự hào với niềm hạnh phúc vô biên, vì còn cha còn mẹ là còn tất cả, còn những nghĩa tình cao quý. Còn đoá hồng màu trắng như một nỗi buồn bất hạnh, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2023/images/2023-08-26/giot-nuoc-mat-nghen-ngao-trong-dai-le-vu-lan-bao-hieu-vl13-1693066417-894-width780height567.jpg styletext-align: justify; width660 /

Giọt nước mắt nghẹn ngào trong lễ Vu Lan: amp;#34;Ngày mẹ mất tôi vẫn hồn nhiên, nghĩ tiền viếng là tiền mẹ đi xa gửi vềamp;#34; - 7

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2023/images/2023-08-26/giot-nuoc-mat-nghen-ngao-trong-dai-le-vu-lan-bao-hieu-vl11-1693066417-575-width780height520.jpg width660 /

Giọt nước mắt nghẹn ngào trong lễ Vu Lan: amp;#34;Ngày mẹ mất tôi vẫn hồn nhiên, nghĩ tiền viếng là tiền mẹ đi xa gửi vềamp;#34; - 9

Nghi lễ "Bông hồng cài áo" là để thể hiện sự tưởng nhớ đến bố mẹ, cả những người còn sống hay đã mất. 

Tại buổi lễ, lời cảm niệm về cha mẹ và hình ảnh cài hoa hồng đã làm các tăng ni, phật tử xúc động khi nghĩ về mẹ cha và đâu đó cũng những giọt nước mắt hối hận khi nhớ lại những lỗi lầm mình đã gây ra khiến cha mẹ phải buồn lòng, phiền muộn.

Đại đức Thích Trí Thịnh, trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết: “Trong mỗi bông hoa đều có hình ảnh dịu hiền của mẹ, nghiêm nghị của cha. Cha mẹ dù còn hay đã mất, nhưng vẫn hiện hữu trong chúng ta qua từng hơi thở, qua nhịp đập con tim, qua dòng máu đang lưu thông trong huyết quản. Xin hãy cài và hãy hướng nguyện về cha mẹ bằng tất cả những gì tốt đẹp nhất”.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2023/images/2023-08-26/giot-nuoc-mat-nghen-ngao-trong-dai-le-vu-lan-bao-hieu-vl9-1693066417-472-width780height520.jpg width660 /

Giọt nước mắt nghẹn ngào trong lễ Vu Lan: amp;#34;Ngày mẹ mất tôi vẫn hồn nhiên, nghĩ tiền viếng là tiền mẹ đi xa gửi vềamp;#34; - 11

Khi xem những tiết mục văn nghệ và thực hiện nghi lễ "Bông hồng cài áo" nhiều người không thể kìm nén được cảm xúc của mình khi nhớ về cha mẹ. 

Cùng con gái có mặt dự buổi lễ Vu lan báo hiếu, mỗi khi chương trình nhắc về ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, chị Nguyễn Ngọc Trâm (SN 1992, ở Hòa Bình) lại ôm con gái bé bỏng vào lòng và rưng rưng nước mắt. Chị chia sẻ, cuộc sống của chị đã trải qua vô vàn khó khăn và sóng gió, nhưng có lẽ câu chuyện về mẹ khiến chị luôn rơi lệ mỗi khi nhắc tới. Chính vì thế chị luôn giáo dục và nhắc nhở con phải sống sao cho tốt đời, đẹp đạo.

"Khi tôi 7 tuổi thì mẹ đã qua đời, ở cái tuổi đó tôi còn quá nhỏ để hiểu hết sự đau thương, mất mát khi mồ côi mẹ. Tôi còn nhớ mãi, ngày mẹ mất bố tôi lấy 2 tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng đưa cho tôi và nói rằng: "Tiền của mẹ gửi cho tôi". Lúc đó tôi chỉ nghĩ mẹ bận đi làm gửi tiền về cho tôi đi học, chứ không hề biết mẹ đã mãi mãi ra đi. Sau này tôi mới biết, đó là tiền mọi người đến viếng mẹ tôi và tôi đã khóc rất nhiều", chị Ngọc Trâm chia sẻ. 

Chị Ngọc Trâm bồi hồi khi nghĩ về mẹ, nhất là khi chị mồ côi mẹ từ rất sớm.

Chị Ngọc Trâm bồi hồi khi nghĩ về mẹ, nhất là khi chị mồ côi mẹ từ rất sớm. 

Lần đầu cùng gia đình tham dự lễ Vu lan báo hiếu, bạn Bích Thủy (TP Hà Nội) không giấu được sự xúc động khi thực hiện nghi lễ “Bông hồng cài áo”. “Khi em cài lên ngực áo bông hồng màu đỏ, có nghĩa là em đang còn may mắn, hạnh phúc hơn rất nhiều bạn trẻ hơn em ở đây. Vì họ dù ít tuổi nhưng đã cài lên ngực áo bông hồng màu trắng. Qua đó em cũng tự nhủ với lòng mình hãy sống tốt với cha mẹ, sau hôm nay em sẽ tự tay vào bếp nấu một bữa cơm cho cha mẹ, và cả những ngày sau nữa”, Thủy chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Khu (75 tuổi, ở TP Hòa Bình) xúc động chia sẻ, dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, có con cháu đủ cả nhưng khi dự lễ Vu Lan cảm xúc lại ùa về và hồi tưởng về những ký ức với cha mẹ khi còn sống. "Mỗi khi dự lễ Vu lan tôi lại nhớ đến bố mẹ, dù giờ họ đều đã về thế giới bên kia. Ngày xưa, khi kinh tế khó khăn, vì cuộc sống nên phải mưu sinh, chưa có nhiều thời gian chăm lo cho bố mẹ, đến khi nhận ra điều đó thì bố mẹ đã không còn. Vì thế, tôi luôn biết công ơn sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ tôi và nhắc nhở con cháu mình luôn cố gắng sống tốt, hiếu thuận, chan hòa với nhau, nhất là với ông bà, cha mẹ", bà Khu chia sẻ.

Bà Khu (ngồi giữa) cho biết, dù không còn mẹ nhưng bà sẽ răn dạy con cháu về đạo nghĩa, đặc biệt là việc phải biết ơn và hiếu nghĩa với đấng sinh thành.

Bà Khu (ngồi giữa) cho biết, dù không còn mẹ nhưng bà sẽ răn dạy con cháu về đạo nghĩa, đặc biệt là việc phải biết ơn và hiếu nghĩa với đấng sinh thành. 

Cuối cùng là nghi thức thả đèn hoa đăng, cầu siêu độ vong linh nhằm thắp sáng những giá trị tinh thần, cầu nguyện cho quốc thái dân an, gia đình an tọa,… ngoài ra, việc thả đèn hoa đăng lên dòng nước còn được hiểu rằng, những vong nhân đã khuất sẽ theo những ánh sáng ấm áp mà bỏ đi những oan khiên thù hận, bước theo con đường giải thoát khổ đau.

Giọt nước mắt nghẹn ngào trong lễ Vu Lan: amp;#34;Ngày mẹ mất tôi vẫn hồn nhiên, nghĩ tiền viếng là tiền mẹ đi xa gửi vềamp;#34; - 14

Giọt nước mắt nghẹn ngào trong lễ Vu Lan: amp;#34;Ngày mẹ mất tôi vẫn hồn nhiên, nghĩ tiền viếng là tiền mẹ đi xa gửi vềamp;#34; - 15

Chư tăng, phật tử và du khách cùng nhau đi thả đèn hoa đăng dịp lẽ Vu Lan. Ảnh: Ngô Nhung.

Chư tăng, phật tử và du khách cùng nhau đi thả đèn hoa đăng dịp lẽ Vu Lan. Ảnh: Ngô Nhung.

Được biết, Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày lễ lớn, quan trọng của Phật giáo. Đây là dịp để các Phật tử bày tỏ lòng tưởng nhớ, đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Qua hàng ngàn năm, lễ Vu Lan không chỉ là ngày lễ của Phật giáo mà trở thành ngày lễ báo hiếu tới tổ tiên, ông bà, bố mẹ dù là còn sống, hay đã khuất của người Việt.

Mâm cỗ chay đắt hàng dịp Vu lan, giá tiền triệu nhưng phải đặt trước 24 tiếng mới có
Trong dịp Rằm tháng 7, nhiều cá nhân và gia đình sẵn sàng bỏ ra tiền triệu để đặt cỗ chay cúng cho những người đã khuất, bày tỏ lòng biết ơn trong lễ...

Tháng cô hồn

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Vu Lan - Tóc ai bạc màu