Làng lụa truyền thống Nha Xá: "Ông chủ Khaisilk nói nhập 50% lụa từ làng tôi là không đúng"

Ngày 27/10/2017 15:36 PM (GMT+7)

Từ người dân cho đến chủ tịch hiệp hội sản xuất và kinh doanh lụa Nha Xá (Hà Nam) đều khẳng định vài năm nay gần đây Khaisilk nhập lụa ở làng với số lượng rất ít.

Khaisilk lấy lụa cực ít ở làng Nha Xá

Mới đây, doanh nhân Hoàng Khải chính thức thừa nhận gần 30 năm qua thương hiệu lụa Khaisilk bán 50% hàng Trung Quốc, số còn lại vẫn là lụa tơ tằm truyền thống được nhập chủ yếu từ làng lụa Nha Xá (xã Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam).

Chúng tôi đã về làng lụa truyền thống Nha Xá để tìm hiểu thực hư. Tại đây, những gia đình làm lụa truyền thống tiết lộ đã từ lâu họ không thấy thương hiệu Khaisilk nhập hàng. Vì thế, thông tin ông Hoàng Khải nói 50% lụa trong hệ thống Khaisilk là hàng của Nha Xá, điều này không đúng.

Làng lụa truyền thống Nha Xá: amp;#34;Ông chủ Khaisilk nói nhập 50% lụa từ làng tôi là không đúngamp;#34; - 1

Cổng làng Nha Xá

Cô Nguyễn Thị Bích (54 tuổi - người làm nghề dệt lụa hơn 30 năm ở làng Nha Xá) cho biết gia đình cô không bán lụa cho Khaisilk. Trước đây ở làng có một người tên Trọng nhập hàng cho cửa hàng Khaisilk, thời điểm lấy hàng nhiều nhất là từ những năm 90 của thế kỷ trước.

“5 năm trở lại đây tôi không thấy ông Trọng đi gom hàng cho Khaisilk như trước nữa”, bà Bích cho biết.

Làng lụa truyền thống Nha Xá: amp;#34;Ông chủ Khaisilk nói nhập 50% lụa từ làng tôi là không đúngamp;#34; - 2

Cô Bích đang phơi những tấm lụa tơ tằm ngoài trời. Cô cho biết lụa chỉ được phơi khoảng 10 phút rồi thu vào ngay để không bị mất màu

Cô Bích chia sẻ về việc đã lâu Khaisilk không về lấy lụa ở Nha Xá.

Cũng là người làm lụa tơ tằm truyền thống ở làng Nha Xá, ông Tuấn thừa nhận doanh nhân Hoàng Khải có nhập lụa của làng, nhưng chỉ nhập duy nhất hàng do ông Trọng làm đầu mối. Những năm gần đây, Khaisilk lấy hàng ở Nha Xá rất ít.

Tìm đến nhà người đàn ông tên Trọng, ông thừa nhận mình có nhập hàng cho ông Hoàng Khải từ nhiều năm về trước. “Thời gian gần đây tôi vẫn lấy hàng cho Khaisilk nhưng thường lấy ít và theo đơn đặt hàng, chứ không phải đi gom từ các hộ như ngày xưa nữa”, ông Trọng nói.

Làng lụa truyền thống Nha Xá: amp;#34;Ông chủ Khaisilk nói nhập 50% lụa từ làng tôi là không đúngamp;#34; - 3

Phơi lụa phải có nhiều người cùng hỗ trợ

Về thông tin thương hiệu lụa Khaisilk “hô biến” lụa Trung Quốc thành hàng Việt Nam, ông Trọng từ chối bình luận.

Giá gốc sản phẩm lụa truyền thống chỉ 100.000 đồng

Riêng về giá sản phẩm lụa tơ tắm truyền thống ở làng Nha Xá, cô Bích cho biết giá của một sản phẩm sẽ tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm có bao nhiêu phần trăm là lụa.

Làng lụa truyền thống Nha Xá: amp;#34;Ông chủ Khaisilk nói nhập 50% lụa từ làng tôi là không đúngamp;#34; - 4

Khăn lụa thành phẩm được diệt truyền thống 100% tơ tằm được bán buôn với giá 100.000 đồng

“Một sản phẩm lụa (khăn lụa) được sản xuất truyền thống 100% từ tơ tằm, chúng tôi bán buôn với giá 100.000 đồng, còn bán lẻ với giá 150.000 đồng. Còn sau  đó các cửa hàng bán bao nhiêu là quyền của họ”, cô Bích nói.

Cũng theo cô Bích, hiện làng Nha Xá vẫn dệt lụa 100% từ bằng thủ công. “Chúng tôi phải kéo 6-7 kén tằm mới được 1 sợi tơ. Sau đó làm các công đoạn khác cũng phải bằng thủ công. Ngay cả việc phơi lụa cũng không dùng phương pháp sấy mà phải phơi dưới ánh nắng mặt trời. Chính vì thế, ngày nay đa số các hộ làm lụa đều làm theo đơn đặt hàng, chứ không sản xuất đại trà nữa”, bà Bích chia sẻ.

Ông Nguyễn Tiến Quảng, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh lụa Nha Xá cho biết, trước đây có người kinh doanh bán lại tơ lụa cho ông Hoàng Khải nhưng chỉ là phần nhỏ. Chủ yếu các hộ dân địa phương bán tơ lụa sản xuất ra cho thị trường ở Sài Gòn, Hội An (Quảng Nam)…

Có thông tin về việc người đàn ông tên Trọng cung cấp lụa Nha Xá cho Khaisilk, ông Quảng nêu rõ: “Ông chủ Khaisilk nói nhập 50% lụa từ làng tôi là không đúng. Lượng mua tơ lụa của Khai Silk ở đây vài năm nay gần như không có hoặc có cũng không đáng kể, chỉ có người bán trực tiếp cho ông Khải mới biết số lượng cụ thể, vì nó rất ít”.

Riêng đối với việc lụa Khaisilk cắt tem mác “Made in China” gắn tem “Made in Việt Nam” với giá thành chênh nhau rất nhiều để thu lợi nhuận, ông Quảng thẳng thắn nói: “Chúng tôi mong cơ quan chức năng làm rõ hơn để trả lại công bằng cho người dân làng nghề vì người dân rất vất vả, lợi nhuận rất nhỏ”.

>> Xem thêm: Khaisilk thừa nhận bán khăn Trung Quốc, xin lỗi và hứa bồi thường

Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Vụ Khaisilk bán khăn made in China