Vừa mang chiếc trâm cài tóc đến chương trình thẩm định, cô sinh viên đã được các chuyên gia khen ngợi vì món đồ tinh xảo, thực sự có giá trị.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn minh cổ đại huy hoàng hơn 5000 năm. Trong quá trình phát triển lịch sử, nhiều nền văn minh đã được lưu truyền lại, đặc biệt một số nghề thủ công đã được truyền đến thời nay, có giá trị tốt đẹp. Trong đó phải kể đến các món đồ trang sức cổ, bức tranh cổ, đồ đồng, đồ sứ... Ngoài giá trị thủ công quý giá, chúng còn mang giá trị nghiên cứu lịch sử. Bằng các nghiên cứu về di tích này, chúng ta có thể hiểu thêm lịch sử và văn hóa cổ xưa.
Mặc dù người xưa đã tạo ra vô số đồ thủ công nhưng chỉ một phần rất nhỏ có thể được truyền lại cho đến ngày nay và phần lớn đã bị thất lạc. Ngày nay, hầu hết các di vật văn hóa đều được sưu tầm trong các viện bảo tàng, phần rất nhỏ rơi vào tay những người dân bình thường. Những thứ quý giá này được họ sưu tầm cất giữ như những món bảo vật gia đình, được truyền lại cho các đời con cháu.
Trong một chương trình thẩm định mới đây, một cô sinh viên đã mang chiếc trâm cài tóc bằng vàng là kỷ vật của bà nội đến nhờ các chuyên gia định giá. Khi nhìn thấy chiếc trâm cài tóc, các chuyên gia đã nhận ra đó là món đồ quý.
Sau đó, chuyên gia tháo rời ra xem và nhận định món đồ này chắc chắn là của phi tần trong hoàng cung thời nhà Thanh.
Trâm cài tóc là một trong những món đồ trang sức không thể thiếu của các phi tần. Trâm cài tóc dành cho các phi tần thời nhà Thanh có khá nhiều kiểu dáng, kích thước và có tính thẩm mỹ cao. Các thợ thủ công có tay nghề cao chế tác trâm cài tóc từ những chất liệu quý như: ngọc, phỉ thúy, mã não, vàng, bạc…
Những loại chất liệu làm trâm này cũng phụ thuộc vào thân phận và cấp bậc trong xã hội hay trong gia đình, cung cấm của người phụ nữ. Đồng thời, những chất liệu này cũng có sự liên quan đến yếu tố thời tiết. Ví dụ như: đông xuân thì cài trâm vàng, đến lập hạ sẽ đổi sang trâm ngọc.
Sau đó, cô sinh viên hỏi chuyên gia giá trị của chiếc trâm cài tóc là bao nhiêu. Các chuyên gia cho biết, tuy không biết bên trong chiếc kẹp ẩn chứa bí mật gì nhưng đó chắc chắn là một di sản văn hóa chân chính từ thời Ung Chính và có giá trị khoảng 200-300 nghìn tệ (700 triệu đến hơn 1 tỷ đồng). Đây là một món đồ quý. Nghe vậy cô sinh viên hết sức hài lòng. Cô chia sẻ đây là món đồ quý của gia đình và mang về cất giữ. Tuy nhiên các chuyên gia cũng gợi ý, nếu có thể, cô nên tặng nó cho viện bảo tàng, làm vật trưng bày văn hóa.