Mê mẩn với đào 'Má hồng thiếu nữ' độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Ngày 03/02/2019 18:52 PM (GMT+7)

Được di thực từ Lào về TP. Đà Lạt từ hơn nửa thế kỷ trước, đào Vạn tượng đã được Đà Lạt hóa với tên gọi độc đáo “Má hồng thiếu nữ”. Hàng năm, đào trổ hoa vào dịp Tết Nguyên đán rồi ra quả trĩu cành, được dùng làm mứt rất ngon.

Chiều 29 tết, vẫn còn nhiều người yêu hoa đào, đặc biệt là “người của muôn năm cũ” tìm đến đường Trần Hưng Đạo, ngã tư Phan Chu Trinh, khu vực ven hồ Xuân Hương … để mua đào Vạn tượng.

Mê mẩn với đào amp;#39;Má hồng thiếu nữamp;#39; độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 1

Chọn mua cành đào Vạn tượng

Cụ Lê Văn Tạo (ngoài 80 tuổi, trú Phường 5, Đà Lạt) tâm sự: Khoảng chục năm nay, nhà vườn nhập nhiều loại đào của miền Bắc, đặc biệt là đào Nhật Tân về trồng tại Đà Lạt. Các nghệ nhân ghép mầm đào xứ Bắc với mai anh đào để cho ra nhiều giống đào lai rất đẹp. Tuy nhiên, người già chúng tôi vẫn yêu loại đào xưa cũ mang tên là Vạn tượng nhất.

Loại đào này nở những đóa hoa với 5 cánh đơn sắc nét, màu đỏ hồng như má hồng thiếu nữ, nhụy vàng tươi rất duyên dáng chứ không đỏ thắm như đào phía Bắc. Độ bền của hoa đào Vạn tượng kéo dài cả tháng.

Khi chín, quả đào ngọt, thơm, một phần quả chuyển sắc hồng phơn phớt như má hồng của các cô gái khi đông về. Có lẽ vì vậy mà người ta gọi là đào “Má hồng thiếu nữ”.

Mê mẩn với đào amp;#39;Má hồng thiếu nữamp;#39; độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 2

Quả đào "Má hồng thiếu nữ"

Đa số cây đào Vạn tượng đã được trồng tại Đà Lạt hàng chục năm nên gốc cây trông khá cổ, rêu mốc, dáng thế đẹp, không đụng hàng. Cây đào vừa có nụ, hoa, quả và lộc tượng trưng cho sự đủ đầy, sum vầy, hạnh phúc nên được nhiều người ưa chuộng.  

 Đa số cành đào Vạn tượng được bán với giá từ 300 - 800.000 đồng, đào “lão” sum suê vài triệu đồng/cành. Đặc biệt những cây đào cổ thụ trong vườn nhà của một số hộ dân được trả giá cả trăm triệu đồng/cây nhưng gia chủ không bán.

Ông Vũ Thành Hưng (Phường 2, Đà Lạt) cho biết cụ Nguyễn Văn Hiền có thời gian sống ở Lào nên đã mang giống đào rừng từ Lào về trồng ở Đà Lạt. Có lẽ vì nước này còn có tên là Vạn Tượng nên người Đà Lạt lấy tên này đặt cho loài đào có xuất xứ từ Lào.

Trước kia đào Vạn tượng được trồng thành rừng bạt ngàn ở các khu vực Trại Hầm, Trại Mát, Trạm Hành, Cầu Đất, Xuân Thọ… (TP. Đà Lạt) và xã Lát, thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), vừa khai thác cành hoa để bán vào dịp Tết Nguyên đán vừa hái quả làm mứt bán quanh năm.

Mê mẩn với đào amp;#39;Má hồng thiếu nữamp;#39; độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 3

Cây đào Vạn tượng 65 năm tuổi của ông Trần Văn Tuấn

Hơn 10 năm nay, do cà phê catimo đặc sản có giá trị kinh tế rất cao nên nhiều người phá bỏ đào để trồng cà phê.  

Lo sợ loại đào đẹp có nguy cơ thất truyền, một số người trồng đào lão luyện đã ghép mầm đào Vạn tượng với mai anh đào và một số giống đào khác.

Anh Bùi Văn Sang (Phường 3, Đà Lạt) đang sở hữu hàng chục gốc đào lai như thế. Loại đào lai này nở hoa cành kép (mỗi đóa từ 25 đến 28 cánh) màu đỏ hồng rất đẹp và đặc biệt là hoa nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Năm nay, hơn 20 gốc đào Vạn tượng lai của anh Sang đã được khách hàng thuê về chưng Tết với giá nhiều triệu đồng mỗi cây.

Mê mẩn với đào amp;#39;Má hồng thiếu nữamp;#39; độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 4

Đào Vạn tượng lai cho hoa cánh kép khá bền

29 Tết, mai vàng nở bung bét, giảm giá kịch sàn vẫn vắng khách mua
Nắng ấm, mai vàng bung nở khiến những người bán mai buồn rầu, giảm giá "kịch trần" nhưng vẫn ít khách mua. Nhiều nhà vườn Bình Định cay đắng ôm khoản...
Theo Kim Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán