Mưa lũ lịch sử, Quảng Bình công bố đường dây nóng phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 19/10/2020 09:10 AM (GMT+7)

Với tình hình mưa lũ phức tạp, tỉnh Quảng Bình đã công bố đường dây nóng các huyện, thị, thành phố trong Phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn để người dân liên lạc khi cần thiết.

Để sẵn sàng ứng phó, cứu hộ, cứu trợ kịp thời cho người dân trước tình hình mưa lũ, tỉnh Quảng Bình đã công bố số điện thoại đường dây nóng của các huyện, thành phố, thị xã ở Quảng Bình trong Phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn để người dân liên lạc khi cần thiết. Cụ thể:

Mưa lũ lịch sử, Quảng Bình công bố đường dây nóng phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn - 1

Mưa lũ lịch sử, Quảng Bình công bố đường dây nóng phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn - 2

Mưa lũ lịch sử, Quảng Bình công bố đường dây nóng phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn - 3

Mưa lũ lịch sử, Quảng Bình công bố đường dây nóng phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn - 4

Số điện thoại đường dây nóng phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn các địa phương thuộc tỉnh Quảng Bình.

Tính đến tối ngày 18/10, mưa lũ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã khiến 2 người chết, 2 người bị thương và hơn 57.000 ngôi nhà bị chìm trong nước, hàng trăm khi dân cư bị cô lập hoàn toàn, nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt và các công trình thủy lợi bị hư hỏng nghiêm trọng.

Trong số các ngôi nhà bị ngập, nhiều nhất là huyện Lệ Thủy với khoảng 30.000 ngôi nhà bị ngập, huyện Quảng Ninh là 13.067 ngôi nhà bị ngập, huyện Bố Trạch có 4.028 ngôi nhà bị ngập

Trước tình hình mưa lũ vẫn diễn biến hết sức phức tạp, các địa phương ở tỉnh Quảng Bình đã di dời 3.657 hộ, trong đó: huyện Lệ Thủy 955 hộ; Bố Trạch 1.283 hộ; Quảng Ninh 901 hộ; Tuyên Hóa 278 hộ; Minh Hóa di dời 28 hộ; thị xã Ba Đồn 85 hộ; Quảng Trạch 123 hộ; thành phố Đồng Hới 04 hộ. Nhiều điểm trường, trạm y tế và nhà văn hóa trên địa bàn các huyện bị ngập nước.

Mưa lũ lịch sử, Quảng Bình công bố đường dây nóng phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn - 5

Các địa phương ở miền Trung đang oằn mình chống lũ.

Hiện UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh; các sở, ngành, đơn vị, địa phương chủ động sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh duy trì nghiêm kíp trực; thường trực 100% quân số tại cơ quan, đơn vị và sẵn sàng lực lượng cơ động, phương tiện để tham gia ứng phó mưa lớn, ngập lụt; Công an tỉnh chủ động thành lập các tổ công tác trực ứng phó với mưa lũ; Sở Giao thông vận tải chủ động bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở do mưa lũ để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố; hướng dẫn người, phương tiện qua lại nhằm bảo an toàn...

Cùng với đó, các địa phương phân công cụ thể cán bộ trực tiếp chỉ đạo các xã, các thôn, bản, đặc biệt là những vùng thường xuyên bị chia cắt, những vùng thường bị ngập sâu hoặc có nguy cơ sạt lở, lũ quét.

Chủ động chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm thuốc men và nhu yếu phẩm cần thiết khác cho Nhân dân các vùng có nguy cơ bị chia cắt, vùng ngập sâu, vùng sâu, vùng xa có đồng bào dân tộc sinh sống và các vùng dân cư khác, đề phòng bị chia cắt lâu dài.

Triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông nhất là qua khu vực ngầm, tràn, đò ngang, cương quyết không cho người và phương tiện đi qua những khu vực nguy hiểm; rà soát, kiểm tra phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, vùng gò đồi, vùng ven sông suối, ven biển, hạ lưu các hồ đập; vùng thấp trũng, khu vực ngập úng đô thị để sẵn sàng di dời đến nơi an toàn khi có yêu cầu khẩn cấp; tuyên truyền nhắc nhở, kiên quyết không để người dân vớt củi, bắt cá, lội qua khe, suối… khi đang có mưa lũ…

Mưa lũ miền Trung: 30 người chết và mất tích, nhiều tuyến đường bị chia cắt
Mưa lớn kéo dài khiến các tuyến đường trên địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam bị ngập sâu, sạt lở, đường sắt, QL1A qua Quảng Nam, Huế bị "cắt tuyến"...
LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin bão lũ ở miền Trung