Theo nhiếp ảnh gia Hoàng Chí Hùng, các hình ảnh về cụ Rùa Hồ Gươm rất nhiều, nhưng để cận và rõ thì rất hiếm. Ngoài tay nghề còn cần yếu tố kỹ thuật vì chụp dưới nước rất dễ bị lóa.
Nhà báo, nhiếp ảnh gia Hoàng Chí Hùng- Chủ nhiệm CLB ảnh báo chí Hội Nhà báo TP HCM vừa gửi riêng cho Báo Gia đình & Xã hội bộ hình chụp ảnh cụ Rùa Hồ Gươm nhân dịp anh ra Hà Nội sáng tác dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long.
Nhà báo Hoàng Chí Hùng (phải) tại triển lãm ảnh cả nhấn về Trường Sa
Anh cho biết, để chụp được những hình ảnh này không hề dễ và phải mất khá nhiều thời gian để "rình" thì mới nắm bắt được khoảnh khắc hiếm hoi này.
Từng đặt chân đến rất nhiều nơi trên dải đất hình chữ S, nhiếp ảnh gia Hoàng Chí Hùng đã có nhiều tác phẩm đoạt giải và các cuộc triển lãm cá nhân, nhưng với anh, mỗi lần đến Hà Nội vẫn là chuyến đi nhiều cảm xúc hơn cả.
Và mỗi lần như thế, nơi đấu tiên anh đến luôn là trái tim của cả nước - Hồ Gươm thơ mộng. Bởi theo anh, phong cảnh nơi đây đẹp theo từng mùa. Đi một vòng quanh hồ ghi lại những khoảnh khắc thật thú vị.
Là một nhiếp ảnh nên nhà báo Hoàng Chí Hùng lại "mơ" được một lần thử thách tay nghề với việc ghi lại chân dung cụ rùa.
"Khi tôi nói ý định này, bạn bè nhiếp ảnh ở Hà Nội chỉ cười, tỏ ý không tin tưởng tôi có thể thực hiện được. Không phải vì coi thường tay nghề của mình, mà là ngại tôi không thể kiên nhẫn và nhất là không phải ai cũng "có duyên" nắm bắt được khoảnh khắc ấy. Nhà báo Trần Hồng còn "chêm" thêm một câu rất thách thức rằng "tôi ở Hà Nội mấy chục năm mà còn chưa có cơ hội chụp đây". Thế mà tôi đã may mắn 3 lần chụp được chân dung cụ sau 8 tháng lưu trú tại Hà Nội.
Lấn thứ nhất đem ảnh cụ rùa triển lãm ảnh tại Sài Gòn, anh em Nhiếp ảnh có đến xem và nói: “Rùa này chụp ở đâu chứ nước Hố Gươm đâu mà xanh thế! Hơn nữa chẳng thầy hồ đâu cả”. Tôi buồn lắm lắm. Những ngày nắng đi chụp nơi khác, hôm nào mưa thì vòng vòng quanh hồ ngóng "cụ". Trời cũng thương, ngóng mãi thì "cụ" cũng cho chụp thêm 2 lần nữa.
Lần thứ ba tôi rủ Nhiếp ảnh gia Trần Hồng đi cùng. Lượn hai vòng hồ, anh Hồng chóng mặt quá nên bỏ về trước. Tôi nói với theo: “Anh mà về, chút nữa "cụ" có nổi lên anh đừng có mà tiếc nghe!". Anh đáp lại: "Thôi, anh "nhường" cả cho em đấy”. Y như rằng, khoảng mười phút sau tôi nhìn thấy "cụ" nổi trên mặt nước. Không kịp gọi anh Trần Hồng quay trở lại, tôi vội vàng giơ máy để ghi lại hình ảnh hiếm hoi ấy. Lần này tôi rút kinh nghiệm, sau khi Tele chân dung "cụ" xong tranh thủ vòng qua bên kia chụp luôn cả bà con Thủ đô đang chen chúc ngắm "cụ" chu du gần bờ. Giờ mở các tư liệu ra xem lại thấy "quá đã", nhiếp ảnh gia chia sẻ.
Người dân luôn thích thú khi "cụ" rùa nổi ở Hồ Gươm
Cũng theo nhiếp ảnh Hoàng Chí Hùng, chụp ảnh Rùa Hồ Gươm không chỉ khó vì không biết khi nào "cụ" nổi mà còn phải là máy chuyên dụng mới chụp được rõ nét.
Anh cho biết: "Chụp dưới nước rất dễ bị bóng, ngoài ống Tele còn phải có silter chống lóe. Các hình ảnh về Rùa Hồ Gươm rất nhiều, nhưng để cận và rõ được như các hình của tôi thì rất hiếm. Nó vừa là kỷ niệm của tôi với Hà Nội, vừa là một thử thách để được khoe với bạn bè nhiếp ảnh trong giới. Hôm qua nghe cụ rùa vừa chết, bỗng dưng tôi thấy buồn vì từ đây nếu có dịp ghé qua Hà Nội, rảo bước quanh hồ sẽ không còn có thói quen mong ngóng "cụ" nữa".
Ngoài "săn" ảnh Rùa Hồ Gươm, nhà báo - nhiếp ảnh gia Hoàng Chí Hùng còn có sở thích ghi lại những hình ảnh thơ mộng "trái tim của cả nước".